Cúng tất niên năm 2021 như thế nào mới đúng?

Một năm nữa lại sắp qua đi. Những ngày này, người người nhà nhà nô nức sắm sửa đón Tết. Đặc biệt không thể thiếu đi những nghi thức quen thuộc được truyền từ qua bao thế hệ. Trong đó không thể không kể đến lễ cúng tất niên kết thúc một năm tất bật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cần lưu ý về lễ cúng tất niên năm 2021. Bất cứ gia đình nào cũng cần hiểu rõ và nắm được.

Tại sao cần cúng tất niên?

Lễ tất niên là nghi thức truyền thống được mọi gia đình Việt thực hiện để đánh dấu việc một năm trôi qua. Trong tiếng Hán, từ “tất” có nghĩa là hoàn tất, hoàn thành. Con từ “niên” có nghĩa là năm. Cụm từ này được xem như cách gọi lễ cúng kết thúc một năm.

Lễ tất niên được coi là phong tục tập quán có từ rất lâu đời. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Thể hiện niềm tin tâm linh, sự khắc ghi công ơn tổ tiên của người Việt. Trong không khí tưng bừng đón năm mới, đây chính là thời khắc để tất cả nhìn lại một năm đã qua đi. Trong lễ cúng tất niên, mỗi gia đình thường phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng đầy đủ. Ngoài ra gia chủ cần thực hiện các nghi thức cúng bái, tạ ơn trời đất, tổ tiên.

Lễ tất niên không chỉ có nghi thức cúng bái, mà còn là khoảng thời gian gia đình quây quần. Tất cả mọi người cùng xóa bỏ mọi điều rủi ro, hiềm khích trong năm cũ. Chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để đón năm mới với nhiều điều may mắn hạnh phúc hơn.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội hiện đại. Không chỉ những gia đình mới tổ chức lễ cúng tất niên. Rất nhiều cơ quan, công ty cũng đều thực hiện nghi lễ này. Đây được coi là lời cảm ơn của tất cả mọi người tại nơi làm việc với thổ địa, với thần linh đã phù hộ để mọi công việc hoàn thành suôn sẻ nhất.

Có thể bạn quan tâm:  Bài kiểm tra Tiếng Anh lớp 3 học kì 1 có đáp án đầy đủ

Chuẩn bị mâm cúng tất niên năm 2021 bao gồm những gì?

Tục lệ cúng tất niên đã trở thành tục lệ không thể thiếu của người Việt Nam mỗi dịp năm hết Tết đến. Tuy nhiên, rất nhiều người còn băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị mâm cỗ cúng như thế nào cho đúng. Đặc biệt là đối với những người trẻ, người mới lập gia đình lần đầu thực hiện nghi lễ này. Nhìn chung, tùy theo mỗi vùng miền khác nhau mà các gia đình sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết cho mâm cỗ cúng tất niên của ba miền.

Mâm cỗ chung cần có

Trước hết, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cho việc cúng tất niên. Đây là các lễ vật chung, hầu như gia đình nào cũng cần có:

  • Trái cây (Ngũ quả)
  • Hoa (cúc, lay ơn…)
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Nhang thơm
  • Rượu, nước tinh khiết
  • Vàng mã…

Ngoài những lễ vật chung, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thêm một mâm cỗ mặn riêng. Mâm cỗ vừa để cúng bái, vừa là các món ăn cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức sau khi kết thúc làm lễ.

Mâm cỗ cúng ở miền Bắc

Mâm cỗ cúng của người miền Bắc luôn được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, cẩn thận. Bởi người Bắc luôn đặc biệt coi trọng các nghi lễ cúng bái. Mâm đồ mặn thường được sắp đặt theo nghi thức 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa. Một số món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc có thể kể đến như:

  • Canh móng giò hầm măng lưỡi lợn
  • Canh bóng nấu thập cẩm
  • Miến nấu với lòng gà
  • Xôi gấc/bánh chưng
  • Thịt kho đông
  • Thịt gà trống luộc nguyên con/Thịt lọn luộc
  • Giò lụa, giò xào
  • Nộm/dưa hành/dưa muối/chả lụa…

Mâm cỗ cúng ở miền Trung

Về cơ bản, những món ăn được chuẩn bị ở miền Trung khá giống với miền Bắc. Tuy nhiên các món sẽ được thay thế bằng những nguyên liệu mang đậm bản sắc vùng miền hơn. Mâm cỗ tại miền Trung vừa đa dạng phong phú, lại vô cùng hấp dẫn. Một số món ăn trong mâm cỗ cúng ở miền Trung bạn có thể tham khảo:

  • Giò lụa Huế/Giò lạc/nem
  • Gà bóp rau răm
  • Thịt lợn luộc/thịt gà luộc
  • Măng khô ninh
  • Miến Huế/miến thập cẩm
  • Ram rán
  • Củ kiệu ngâm mắm/dưa hành
  • Thịt kho đông
  • Xôi/bánh chưng…
Có thể bạn quan tâm:  Đề Cương Ôn Thi Ngữ Văn 11 HK2 Năm Học 2021-2022

Mâm cỗ cúng ở miền Nam

Các món ăn trong mâm cỗ cúng của người miền Nam đặc sắc không kém người miền Bắc và miền Trung. Không cần phải là những món sang trọng đắt đỏ, các món ăn càng dân dã càng được người dân nơi đây ưa chuộng. Một số gợi ý cho mâm cỗ cúng ở miền Nam bao gồm:

  • Bánh Tét
  • Rau củ cải ngâm/rau muối chua
  • Canh măng nấu xương
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho tàu đậm đà
  • Thịt lợn luộc/thịt gà luộc
  • Gỏi tôm thịt
  • Giò/chả…

Mâm cũ cúng tất niên mỗi miền sẽ có sự khác biệt. Mỗi gia đình cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tùy theo vùng miền và hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ sao cho phù hợp nhất. Việc cúng bái quan trọng nhất là ở tấm lòng thành kính. Một mâm cỗ đầy không bằng kính cẩn chân thành trước tổ tiên.

Tham khảo thêm bài viết: Cúng giao thừa trong nhà tết 2021

Cúng tất niên năm 2021 vào ngày nào là hợp lý?

Tết Nguyên Đán năm 2021 sẽ kéo dài từ ngày 1/1/2021 – 3/1/2021 Âm lịch. Theo lịch Dương là từ  ngày 12/02/2021 đến ngày 14/02/2021. Theo truyền thống, hầu hết các gia đình Việt đều cúng lễ tất niên vào ngày cuối cùng của năm cũ. Tức ngày 30/12 theo lịch Âm. Đây là thời điểm hợp lý nhất để tổng kết lại tất cả sau một năm. Tuy nhiên, một số năm chỉ có ngày 29 vì là năm thiếu. Nên cũng có những thời điểm tất niên được tiến hành vào ngày 29/12.

Ngày nay, không ít gia đình lại lựa chọn một trong số những ngày cuối cùng trong lịch âm để tổ chức. Không nhất thiết phải là 30 hay 29. Cúng tất niên có thể diễn ra vào các ngày 26, 27, 28. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh riêng của mỗi gia đình mà có sự sắp xếp sao cho hợp lý nhất. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để cả gia đình sum vầy bên nhau sau một năm vất vả.

Có thể bạn quan tâm:  ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi cúng tất niên năm 2021

Lễ cúng Tất niên là dịp lễ vô cùng quan trọng, chính vì thế mỗi gia đình cần tuyệt đối coi trọng, không làm đại khái qua loa. Ngoài những điều được nêu trên, mọi gia đình cần nắm thêm một số lưu ý quan trọng cho dịp này:

Trước khi diễn ra lễ tất niên, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ ban thờ. Nếu có điều kiện nên trang hoàng, thêm hoa quả, bánh kẹo để thêm phần sung túc. Bởi bàn thở tổ tiên chính là nơi linh thiêng nhất, thể hiện sự thành kính của mỗi gia đình. Không chỉ riêng bàn thờ tổ tiên, mỗi gia đình cũng cần dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa.

Tuyệt đối không cúng đồ giả trong mâm cúng tất niên là điều không phải ai cũng biết. Cũng không nên đặt hoa quả, đồ ăn thức uống giả trên ban thờ trong dịp Tết. Mâm cỗ cúng cần phải được chuẩn bị chỉn chu nhất có thể. Tùy theo vùng miền, điều kiện khác nhau, mức độ đầy vơi của mâm cỗ cúng sẽ khác nhau. Song việc sử dụng các món ăn tự chế biến luôn là điều được khuyến khích nhất.

Gia chủ cần giữ thái độ thành kính, nghiêm trang trong quá trình làm lễ cúng tất niên. Bài văn khấn cần phải được sắp sẵn từ trước. Khi làm lễ cần không gian tĩnh lặng, thoáng đãng. Tránh tuyệt đối cười đùa, làm ôn trong khi cúng bái.

Trên đây là những kinh nghiệm quan trọng cho lễ cúng tất niên năm 2021. Từ việc chọn ngày, mâm cỗ cần chuẩn bị cho đến những điều cần lưu ý. Để có được một lễ tất niên hoàn thiên và đủ đầy, gia chủ cần phải nắm được những điều này. Cần toàn tâm toàn ý chuẩn bị cả vật chất và tinh thần thì những ngày cuối năm mới trở nên trọn vẹn.

Để lại Lời nhắn