Đặc trưng sinh lí của âm, đặc trưng vật lí của âm, sóng âm

Những kiến thức về sóng âm

Trong chương trình Vật lý 12, học sinh được học kiến thức về sóng âm. Trong đó, sóng âm có hai loại đặc trưng là đặc trưng sinh lí của âm và đặc trưng vật lí của âm. Dưới đây là một số điều các bạn cần ghi nhớ.

Sóng âm là những sóng cơ học truyền được trong các môi trường rắn lỏng, khí. Trong mỗi môi trường sóng sẽ có một loại khác nhau. Sóng trong chất lỏng, khí là sóng dọc. Sóng trong môi trường rắn là sóng dọc hoặc sóng ngang. Trong môi trường chân không, sóng không thể truyền đi được.

Âm có 3 loại âm: âm bình thường, hạ âm, siêu âm. Trong một môi trường xác định, tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ và nhiệt độ môi trường. Tốc độ truyền âm theo thứ tự như sau: rắn > lỏng > khí.

Đặc trưng sinh lí của âm

Những đặc trưng sinh lí, vật lí cần nhớ

Có 3 đặc trưng sinh lí của một âm:

  • Độ to: phụ thuộc vào tần số của âm nhưng không phụ thuộc vào năng lượng âm
  • Độ cao: phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm
  • Âm sắc: giúp nhận biết, phân biệt được âm từ các nguồn khác nhau. Đây là khái niệm có liên quan đến đồ thị dao động âm.
Có thể bạn quan tâm:  Ứng dụng vòng tròn lượng giác phá đảo Vật lí 12

Có 3 đặc trưng vật lí của âm:

  • Tần số
  • Cường độ âm
  • Mức cường độ âm

Sóng âm là một chuyên đề quan trọng, thường xuất hiện trong đề thi THPT QG môn Vật lý. Do đó, để hoàn thành được những dạng bài tập thuộc chuyên đề này, các bạn có thể tham khảo tài liệu của chúng tôi. Chúc các bạn học thật tốt!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung 

Để lại Lời nhắn