Động cơ không đồng bộ 3 pha – Công nghệ 12

Động cơ không đồng bộ 3 pha là kiến thức các bạn được học trong chương Mạng điện xoay chiều ba pha – chương cuối cùng của Công nghệ lớp 12. Mục tiêu của bài học yêu cầu các bạn nắm vững khái niệm, công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. Và dưới đây chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cần nhớ. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.

Động cơ không đồng bộ 3 pha là gì?

Khái niệm: Là động cơ điện 3 pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1).

Công dụng: Được dùng trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp,…

Cấu tạo: gồm hai phần chính là Stato (phần tĩnh) và Roto (phần quay). Trong đó:

  • Stato gồm có: lõi thép và dây quấn. Lõi thép gồm các lá thép kĩ thuật diện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh. Dây quấn là dây đồng được phủ sơn cách điện.
  • Roto gồm có lõi thép và dây quấn. Lõi thép có rãnh và lỗ. Dây quấn có hai kiểu là dây quấn kiểu rôt lồng sóc và kiểu rôt dây quấn.

Nguyên lí làm việc.

Khi cho dòng ba pha vào ba dây quấn stato của động cơ => xuất hiện từ trường. Từ trường quét qua dây quấn của roto => xh các sức điện động và dòng cảm ứng. Lực tương tác điện giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng => tạo momen quay => tác động lên roto => roto quay theo chiều quay của từ trường với n < n1.

Có thể bạn quan tâm:  Mạch chỉnh lưu cầu 4 điôt là gì? - Bài 7, Công nghệ lớp 12

Để nắm vững hơn về kiến thức liên quan đến động cơ không đồng bộ ba pha. Các bạn hãy tham khảo bài học bên dưới.

Sưu tầm:  Thu Hoài

Để lại Lời nhắn