“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con trong thời chiến. Dưới đây là đoạn văn đóng vai bé Thu kể lại chuyện “Chiếc lược ngà”.
Bài văn đóng vai bé Thu kể lại chuyện “Chiếc lược ngà”
Tôi trở về sau cuộc gặp bác Ba, một đồng đội của ba tôi. Bác ngậm ngùi trao lại cho tôi kỉ vật cuối cùng của ba – một chiếc lược bằng ngà. Từ bé, tôi đã không biết mặt ba, chỉ biết tưởng tượng qua tấm ảnh ba mẹ chụp cùng nhau. Năm 8 tuổi, một hôm, có người đàn ông lạ tới trước mặt tôi và gọi tôi là con. Khi ông ta định ôm lấy tôi thì tôi đã quá hoảng sợ đến mức chạy vụt đi và hét gọi má. Người đàn ông ấy hoàn toàn không giống với tưởng tượng của tôi về ba. Trên khuôn mặt ông ấy có vết sẹo to vô cùng đáng sợ.
Hành trình tìm lại ba của bé Thu
Những ngày ngắn ngủi ông ấy ở lại nhà, tôi đối xử với ông như người xa lạ. Tôi không cho ông ngủ cùng má con tôi. Tôi không chịu nhờ ông giúp khi cần trông nồi cơm. Tôi cũng cố ý gọi trống không khi mời ông ấy ăn cơm. Tôi nhất quyết không chấp nhận người đàn ông ấy là ba của mình. Một lần, trong bữa ăn, ông ấy gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi đã hất đi. Thế là ông đánh tôi. Tôi bât khóc chạy sang cầu cứu bà ngoại.
Đêm đó, bà kể cho tôi về vết sẹo của ba, là do vết tích của kẻ thù để lại. Tôi cảm thấy vô cùng có lỗi, đến tận khi ông phải đi thì tôi mới òa khóc gọi ba. Tôi cố níu không cho ông đi, và ông hứa khi về sẽ tặng tôi chiếc lược ngà.
Đọc thêm bài viết tóm tắt lặng lẽ Sa Pa.
Giờ đây cầm trên tay món kỉ vật của ba, tôi vô cùng xúc động và hối hận. Nhưng dù ba không còn nữa, tôi vẫn luôn cảm nhận ông vẫn luôn dõi theo tôi suốt cuộc đời.
Trên đây là tóm tắt ngắn gọn đoạn văn đóng vai bé Thu kể lại chuyện “Chiếc lược ngà”. Hy vong bạn sẽ có thêm nguồn tài liệu tham khảo để hoàn thành bài viết hay hơn.
Hoài Thương ST