Giải thích nghĩa câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Kho tàng tục ngữ, ca dao của ông cha ta vô cùng phong phú. Chỉ bằng những câu nói đơn giản, bình dị mà ẩn chứa biết bao triết lý sống sâu xa. Cùng xem giải thích nghĩa câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để cảm nhận bài học cuộc sống nhé.

Giải thích nghĩa câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”- nghĩa đen

Ông cha ta hay sử dụng những cách nói, hình ảnh gần gũi để gửi gắm những điều lớn lao. Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” cũng giống như vậy. Để hiểu được hàm ý sâu xa bên trong, trước tiên cần hiểu được nghĩa đen của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ, rất quý, được thường được dùng để phủ lên những đồ vật giá trị. Nhiễu, cùng với lụa, gấm… là những loại vải đẹp và quý thời xưa.

Chính vì quý nên mới được phủ lên “giá gương”, một vật cũng vô cùng quan trọng trong gia đình. Mục đích là để giữ cho gương luôn sáng đẹp, rõ ràng, hạn chế bụi bẩn, luôn bền đẹp. Đây là mối quan hệ khăng khít giữa 2 đồ vật “nhiễu điều” và “giá gương”. Gương muốn sạch đẹp thì cần có nhiễu và nhiễu phủ lên gương mới đúng chức năng, tăng giá trị.

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nghĩ bài thơ “Cảnh khuya” gây gão cộng đồng

Ở câu tiếp theo, tác giả dân gian khái quát rõ hơn về ý nghĩa của mối quan hệ này. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Như vậy, hình ảnh của 2 vật trên chính là ẩn dụ cho truyền thống đoàn kết của dân tộc. Chúng ta sống trên cùng một mảnh đất, là anh em cùng dòng máu Lạc Hồng. Chúng ta đều là con cháu của Rồng – Tiên, phải biết yêu thương, đùm bọc, hỗ trợ nhau. Đó chính là truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng là nguồn gốc của sức mạnh to lớn giúp dân ta vượt qua bao biến loạn của lịch sử. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc là sợi dây tinh thần kết nối những thế hệ xưa và nay.

Liên hệ thực tế câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Dọc dải đất hình chữ S tươi đẹp, miền Trung là vùng phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất. Mỗi năm, “khúc ruột” đất nước oằn mình gánh chịu biết bao cơn bão, mất mát về người và tài sản. Người nông dân đã vất vả, mỗi mùa mưa bão lại càng điêu đứng, tang thương. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hàng năm rất nhiều yêu thương đã gửi về đây. Các cơ quan đoàn thể, tổ chức thiện nguyện đã quyên góp để người dân ổn định cuộc sống.

Những đoàn tình nguyện vượt qua mưa bão gió buốt đến từng nhà, từng làng trao quà. Từng tấm áo, thùng mì, sách vở… đã mang đến nụ cười, mở ra tương lai của biết bao người. Những mạnh thường quân ấy làm việc âm thầm, lặng lẽ nhưng cái tình của họ thật đáng quý.

Có thể bạn quan tâm:  Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - bài văn mẫu hay nhất đạt điểm 9, 10

Đọc thêm bài viết “Nhiễu điều phủ lấy giá gương có ý nghĩa gì?”.

Những nghĩa cử cao đẹp

Tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng bào chẳng cần nhìn đâu xa. Nghĩa cử cao đẹp ấy chính là minh chứng mạnh mẽ nhất cho tình nhân ái giữa “người trong một nước”. Mỗi ngày, chúng ta gặp biết bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Những cụ già bán vé số, những trẻ em mồ côi, ăn xin, những người lao động vất vả…

Họ hàng ngày phải mưu sinh trong khó nhọc, thiếu thốn, cuộc sống đầy bấp bênh. Chỉ bằng những hành động nhỏ, chúng ta có thể thắp lên niềm vui, sẻ chia khó khăn cùng họ. Tình yêu thương xuất phát từ trái tim sẽ mang đến những diệu kỳ trong cuộc sống. Khi yêu thương một ai đó, bản thân chúng ta cũng thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Đó cũng là ý nghĩa một câu ngạn ngữ: “Khi tặng hoa hồng, tay còn thoảng mùi hương”.

Trên đây là bài văn mẫu giải thích nghĩa câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Khi gặp đề văn này, ngoài giải thích nghĩa, bạn nên liên hệ nhiều với thực tế. Bởi hầu hết các bài văn nghị luận, giải thích đều cần sự liên kết với cuộc sống hàng ngày. Chúc bạn đạt được điểm cao với đề văn trên!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn