Khí không màu hóa nâu trong không khí là gì? Dấu hiệu nhận biết vô cơ

Khí không màu hóa nâu trong không khí là cụm từ quen thuộc trong các bài tập phản ứng hóa học với axit HNO3. Đây là khí NO, trong không khí khí NO bị oxi hóa thành NO2 (màu nâu).

Một số chất có màu cơ bản trong hóa học cần biết

Các bạn cần biết những chất cơ bản có màu phổ biến trong bộ môn Hóa học như sau:

  • Màu của hợp chất sắt: Fe (màu trắng xám)
    + Fe(OH)2: chất rắn màu trắng xanh
    + Fe(OH)3: chất rắn màu nâu đỏ
    + Fe2O3: màu đỏ
    + FeO, FeS: màu đen
    + Fe3O4: màu nâu đen
    + FeCl2: dung dịch lục nhạt
    + FeCl3: dung dịch vàng nâu
  • Màu của hợp chất nhôm: Al2O3, Al(OH)3 và các muối của nhôm đều có màu trắng
  • Màu của hợp chất đồng: Cu (màu đỏ)
    + CuO: chất rắn màu đen
    + Cu2O: chất rắn màu đỏ gạch
    + Cu(OH)2: chất rắn màu xanh lơ
    + Muối của Cu2+ và phức đồng đa phần có màu xanh lam
  • Màu của hợp chất bạc: Ag
    + Ag2O: chất rắn màu đen
    + AgCl: chất rắn màu trắng
    + Ag3PO4: kết tủa vàng
    + Ag2CrO4: chất rắn đỏ gạch

Những điều cần biết về hợp chất nitơ

Có rất nhiều chất khí khác nhau trong cấu tạo có nguyên tố nito do nguyên tố này có nhiều hóa trị. Thêm vào đó, HNO3 là một chất oxi hóa mạnh nên khi tham gia phản ứng oxi hóa- khử sẽ tạo nên nhiều sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm oxi hóa của HNO3 bao gồm:

  • Khí NO2: màu nâu đỏ
  • Khí NO: khí không màu
  • Khí N2O: hay còn gọi là khí cười (một loại chất kích thích nguy hiểm)
  • Khí NH3: amoniac, có mùi khai. Có thể tồn tại dưới dạng muối NH4NO3
  • Khí N2: khí nito, chiếm 80% trong không khí
Khí không màu hóa nâu trong không khí là gì? Dấu hiệu nhận biết vô cơ
Khí không màu hóa nâu trong không khí là gì? Dấu hiệu nhận biết vô cơ
Khí không màu hóa nâu trong không khí là gì? Dấu hiệu nhận biết vô cơ

Sưu tầm: Lê Anh

Để lại Lời nhắn