Nghị luận tư tưởng đạo lí – những điều cần lưu ý

Dạng văn nghị luận xã hội là một phần không thể thiếu trong các bài bài thi học kỳ. Trong đó, nghị luận tư tưởng đạo lí thường được sử dụng hơn cả. Tuy nhiên, nhiều bạn thường mắc phải sai lầm không đáng có nên bài thi ít khi được điểm cao.

Những lưu ý phải nhớ

Vì vậy, để bài làm tốt loại văn này bạn cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng những vấn đề sau:

  • Phân tích và xác định yêu cầu của đề bài. Có 2 dạng đề là:

+ Đề nổi (đề trực tiếp): Dễ nhận biết qua từng câu chữ trong đề bài.

+ Đề chìm (đề gián tiếp): Đọc kỹ đề để xác định rõ vấn đề cần nghị luận.

  • Bài nghị luận phải đảm bảo được 4 bước sau:

+ Giải thích tư tưởng đạo lí: Tập trung vào những từ trọng tâm, những câu then chốt, làm rõ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để vấn đề được sáng tỏ.

+ Bàn luận vấn đề:

          . Cần phân tích và chứng minh được điểm đúng của tư tưởng đạo lí.

          . Bác bỏ những biểu hiện sai lệch vì có thể đạo lý đúng ở thời điểm này nhưng thời điểm khác thì chưa chắc… (Ví dụ cụ thể).

+ Mở rộng vấn đề với nhiều cách như:

          . Lật ngược vấn đề

          . Đào sâu vấn đề

          . Giải thích, chứng minh vấn đề bằng các ví dụ.

+ Ý nghĩa và bài học cho bản thân: Rút ra được kết luận để thuyết phục mọi người tin và áp dụng vào thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ - Hình tượng người mẹ hiền ngày xưa

=> Tìm hiểu thêm về văn nghị luận xã hội thông qua vấn đề hot tại đây: Dịch nCoV, dịch covid-19

Nghị luận tư tưởng đạo lí cần vốn từ

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần nên nhớ rằng việc trao dồi vốn từ là rất cần thiết. Nó là nền tảng để bài nghị luận tư tưởng đạo lí thêm sâu sắc, hấp dẫn. Đồng thời có sức thuyết phục cao hơn.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn