Nghị luận về lòng biết ơn – Văn mẫu cực hay cực chất

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm đã để lại rất nhiều nét văn hóa, đức tính tốt đẹp. Không ít những bài viết được nhà văn nhà thơ ca ngợi về những nét đẹp đó. Lòng dũng cảm, sự vị tha, tôn sư trọng đạo,…luôn được bàn luận chi tiết, sâu sắc. Dưới đây chúng tôi cũng xin triển khai vài ý để nghị luận về lòng biết ơn

Nghị luận về lòng biết ơn cho ta bài học gì?

Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Muốn chúng ta, các thế hệ sau này vẫn luôn giữ và phát huy truyền thống về đức tính tốt đẹp này. 

Biết ơn là sự ghi nhớ công ơn mà người khác đã làm và mang lại cho mình. Những người đã hy sinh, những việc làm, hành động để cho chúng ta được niềm vui, hạnh phúc. Bởi thế cho nên chúng ta không được quên công ơn mà phải luôn ghi nhớ trong lòng. Luôn có những hành động, lòng mong muốn được đền đáp những người đã giúp mình. 

Đọc thêm bài viết nghị luận về lòng dũng cảm.

Những biểu hiện của lòng biết ơn trong cuộc sống có lẽ không bao giờ kể hết. Là tinh thần xây dựng đất nước để không phụ công lao những người đã hi sinh vì hòa bình tổ quốc. Con cái biết ơn cha mẹ, luôn ngoan ngoãn vâng lời, chăm sóc người thân khi ốm đau, về già. Học sinh biết ơn thầy cô vì đã dạy cho mình chữ nghĩa,…

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật bé Thu – cô bé ngang bướng mà tình cảm

Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa. Nó còn là thước đo phẩm giá con người sau mỗi một việc làm hành động nào đó. Hãy tập cho mình thói quen cảm ơn người đã giúp bản thân trong những lúc khó khăn. Đó tuy là việc nhỏ nhưng sẽ giúp rất nhiều trong việc rèn giũa đạo đức bản thân.

Hy vọng những truyền thống tốt đẹp sẽ luôn được phát huy ở khắp mọi miền. Từ đó, Việt Nam chúng ta ngày càng xứng đáng với nét đẹp văn hóa mà cha ông ta đã để lại.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn