Lòng dũng cảm là phẩm chất, bản lĩnh dám đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Người dũng cảm có nghị lực phi thường, dám nghĩ, dám làm đấu tranh bảo vệ cái thiện. Dưới đây là một vài ý nghị luận về lòng dũng cảm mà chúng ta cần khai thác.
Nghị luận về lòng dũng cảm cần có những yếu tố nào?
Nói về lòng dũng cảm có lẽ ai cũng nghĩ đến các thách thức hiểm nguy. Nó được nhắc đến trong công cuộc bảo vệ đất nước bảo vệ con người. Ngày xưa, lúc còn chiến tranh, dũng cảm là có thể sẽ hi sinh cả tính mạng để bảo vệ tổ quốc. Những cuộc chiến tranh giành độc lập của nước ta đã có biết bao chiến sĩ đã ngã xuống. Đó chính là lòng dũng cảm.
Trong cuộc sống ngày nay của chúng ta cũng có rất nhiều người dũng cảm vượt lên hiểm nguy. Họ đã hành động theo lẽ phải, và được cả xã hội ca ngợi và tôn vinh. Không chỉ là hành động xả thân mà còn vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp. Những việc như lao vào dòng nước lũ cứu người bị nạn, đứng ra bênh vực kẻ yếu. Thậm chí các bạ nhỏ dám đứng lên nhận lỗi sai cũng có thể gọi là dũng cảm.
Đọc thêm bài viết nghị luận về lòng hiếu thảo.
Dũng cảm là có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, vào những giá trị tươi đẹp của cuộc sống. Phải biết nhận thức về hành động bảo vệ của mình, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm.
Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức cao đẹp trong xã hội. Là thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Bác hồ từng căn dặn các thế hệ học sinh phải dũng cảm để sống tốt và bảo vệ Tổ Quốc. Cần gìn giữ và phát huy lòng dũng cảm ở mọi lúc mọi nơi để xã hội, đất nước càng lớn mạnh.
Hoài Thương ST