Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được học nhiều kiến thức liên quan đến động vật, thực vật. Bài hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về phản xạ của con người. Đồng thời nêu cách phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
– Là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập | – Là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện |
– Có tính chất theo loài và di truyền được | – Có tính chất cá thể và không di truyền được |
– Ổn định, bền vững và tồn tai suốt đời | – Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu không được củng cố |
– Xảy ra tương ứng với kích thích | – Xảy ra bất kì |
– Trung ương TK ở trụ não và tủy sống | – Trung ương TK nằm ở vỏ địa não |
Mối liên hệ giữa 2 loại phản xạ
Mặc dù có những đặc điểm phân biệt 2 loại phản xạ này nhưng chúng cũng có mối liên quan mật thiết với nhau:
- Phản xạ không điều kiện là cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện
- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với không điều kiện. Trong đó, kích thích có điều kiện tác động trước vào kích thích không điều kiện trong một thời gian ngắn.
Với 2 cơ chế phản xạ có điều kiện và không điều kiện này của cơ thể sẽ giúp cho con người và động vật thích nghi và tồn tại với sự thay đổi của môi trường. Chúng bổ trợ và cùng phát triển trong đời sống sinh vật.
Sưu tầm: Trần Thị Nhung