Nếu các em đang loay hoay không biết làm thế nào với đề bài“Phân tích bài thơ Bếp lửa”. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé!
Bài văn mẫu phân tích bài thơ “Bếp lửa”
Chắc hẳn ai sinh ra cũng có tuổi thơ. Tuổi thơ của mỗi người sẽ lưu giữ trong tâm trí bằng những hình ảnh, ký ức khác nhau. Và tác giả Bằng Việt cũng có những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ. Chính những ký ức đẹp đẽ bên bà ngày còn nhỏ đã giúp nhà thơ Bằng Việt sáng tác ra “Bếp lửa”. Đây là một những sáng tác đầu tay của ông.
Với hình ảnh vô cùng chân thực của người cháu cùng bà trải qua những ngày khó khăn. Sự vui vẻ, yêu thương, chăm sóc và che chở của bà bên bếp lửa đã làm tác giả vô cùng ấm áp.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
… Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Hình ảnh bếp lửa mỗi sáng qua 2 câu thơ đầu đã được tác giả khắc họa vô cùng đẹp và chất chứa nhiều kỷ niệm. Đến câu thơ tiếp theo, bao nhiêu cảm xúc, nổi niềm của tác giả nhớ nhung bà. Tác giả xót xa trước hình ảnh dù nắng mưa, bà vẫn lo cho cháu đầy đủ từng miếng cơm, manh áo. Tuy nhiên, dù vất vả gian nan cả cuộc đời nhưng bà không một lời than vãn mà vẫn âm thầm hi sinh.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
… nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Thay bằng những kỉ niệm nhẹ nhàng bên bếp lửa, tác giả đã kể lại những kỉ niệm ám ảnh trong nạn đói 1945. Không giống với mọi người khi nghĩ về tuổi thơ những mảng hồng tươi đẹp. Tuổi thơ tác giả lại là một màu xám xịt phải ăn từng củ khoai củ sắn để chống đói. Dù chống chọi với cái đói mỗi ngày. Nhưng bà luôn ở cạnh bên cháu mang lại chút hơi ấm để quên đi nổi khổ.
Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Viếng lăng Bác.
8 câu thơ tiếp theo
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
… Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”
8 năm, khoảng thời gian dài đằng đẵng với một đứa trẻ luôn ở cạnh bà. Nhóm lên ngọn lửa yêu thương và hi vọng cho tương lai. Ngoài bếp lửa, hình ảnh tu hú cũng được tác giả lặp đi lặp lại. Nhằm nhấn mạnh nổi nhớ da diết khôn nguôi với bà trong những ngày đi học ở nước ngoài.
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
… Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Những câu thơ tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng đâu đó vẫn nói lên sự tận tụy, chịu thương chịu khó lo cho cháu của bà. Bên cạnh đó, hình ảnh “bà dạy cháu làm” thể hiện tình cảm và hi vọng lớn lao của bà đối với cháu. Bà dạy cháu cách làm người, bà dạy cháu cách từ lập, cách yêu thương gia đình…
Qua bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt muốn gửi gắm đến mỗi người. Đó là về cách sống nghĩa tình, nhân hậu và yêu thương đối với bà, với gia đình, quê hương đất nước.
Mong rằng với bài văn mẫu “phân tích bài thơ Bếp lửa” sẽ giúp các bạn chắt lọc những ý kiến hay cho bài văn của mình nhé!
Hoài Thương ST