Phân tích Chiếc lược ngà – Văn mẫu lớp 9

Chiếc lược ngà là tác phẩm tiêu biếu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng về đề tài con người và cuộc sống Nam Bộ trong kháng chiến. Và là một tác phẩm cảm động, gây ấn tượng mạnh mẽ bởi tình cha con trong chiến trận. Vậy ta phân tích chiếc lược ngà từ đâu?

Đọc – tìm hiểu đề

Trước khi tiến hành phân tích tác phẩm ta nên hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Với đề bài này ta cần nắm:

– Thao tác lập luận chính là phân tích

– Phạm vi tư liệu bao gồm chi tiết, từ ngữ tiêu biểu trong toàn tác phẩm

– Hai luận điểm chính cần triển khai:

+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách

+ Cảnh chia tay cảm động, tình cha con sâu nặng trong chiến tranh

Tiến hành phân tích Chiếc lược ngà

Các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thường khai thác chất liệu từ vùng đất Nam Bộ. Nhất là gia đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ xâm lược. Chiếc lược ngà là một truyện ngắn tiêu biểu về đề tài này. Tác phẩm khắc họa tình cha con cao đẹp bật lên từ khói lửa chiến tranh tàn khốc.

Đọc tham khảo bài viết phân tích Chí Phèo.

Truyện xây dựng trên hai hình huống. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của anh Sáu và bé Thu sau 8 năm dài xa cách. Trớ trêu thay, Thu không nhận anh là cha bởi vết sẹo lạ lẫm trên mặt anh. Nhưng bằng tất cả sự yêu thương và kiên nhẫn, cuối cùng bé Thu đã gọi anh bằng tiếng ba. Đó là tiếng gọi thân thương, dồn nén của một đứa con mong nhớ ba khi xa cách thật lâu. Tình huống thứ hai là anh Sáu đã không kịp trao tận tay con chiếc lược anh khắc bằng tất cả tình yêu thương. Bom rơi, đạn lạc, anh đã mãi nằm lại nơi chiến trường. Chỉ còn chiếc lược – tình yêu của người cha được trao lại cho bé Thu bởi người người đồng đội.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích chị em Thúy Kiều - Nhan sắc của “người phụ nữ quốc dân”

Mong rằng đoạn phân tích trên sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về bài làm của mình. Mời các em tham khảo thêm tại bài viết sau nhé!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn