Dàn ý bài thuyết minh về một thể loại văn học (câu đối)
1. Mở bài:
– Câu đối là một thể loại văn học Việt Nam có từ thời phong kiến.
– Câu đối được xem như một tình hoa văn hóa thời bấy giờ.
2. Thân bài:
– Câu đối có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nó là một thể loại đối đáp có quy luật về vần và thanh. Khi câu đối được đưa về Việt Nam, ông cha ta đã phân chia thành nhiều loại câu đối khác nhau để phù hợp với văn hóa người Việt.
– Câu đối thời phong kiến rất được xem trọng vì không phải ai cũng có thể viết được một câu đối hay. Người viết ra câu đối thường là các thầy đồ, tiến sĩ, quan lại và vua. Câu đối càng đầy đủ các nguyên tắc đối thì câu đối càng hay.
– Những nguyên tắc của câu đối:
+ Đầu tiên, một câu đối chuẩn là câu đối cân nhau có hai câu song đôi và phải đối chữ với nhau.
+ Mỗi câu đối gồm hai vế. Mỗi vế gồm 1 câu. Nếu câu đối cùng một người sáng tác từ được gọi là vế trên, vế dưới. Nếu câu đối gồm hai vế của hai người đối đáp nhau thì được gọi là vế ra và vế đề.
+ Khi đối người đối rất tài tình trong việc sử dụng luật bằng trắc.
– Có 3 thể câu đối: là câu tiểu đối, câu đối thơ và câu đối phú tùy vào người viết câu đối.
– Nội dung và ý nghĩa của câu đối rất đa dạng và phong phú. Nó được viết vào các dịp đặc biệt của một năm.
+ Câu đối mừng: người tặng câu đối chúc mừng thọ, chúc mừng thi đỗ thành đạt,…
+ Câu đối phúng là câu đối để viếng người chết mong họ bình an về với trời đất.
+ Câu đối Tết là câu đối vẫn còn được sử dụng nhiều trong dịp Tết hiện đại và thường được treo trên tường.
+ Câu đối thờ là câu đối ca ngợi tổ tiên, tỏ lòng biết ơn đối với thần thánh và đươc đặt ở hai bên bàn thờ.
3. Kết bài:
Câu đối là một kế tinh văn hóa từ ngàn đời cần được các thế hệ lưu truyền và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Bài văn mẫu: Thuyết minh về một thể loại văn học
Nhắc tới thơ chúng ta không thể không nhắc tới thể thơ lục bát. Một thể thơ có từ lâu đời, mang đậm sắc dân tộc của nền văn học Việt Nam. Ngày nay thể thơ lục bát vẫn được tiếp nối, phát huy và giữ một phần to lớn trong văn học hiện đại nước nhà .
Có thể nói thơ lục bát là thể thơ giản dị về quy luật, với hai câu lục bát so le nhau. Câu trên là lục, câu dưới là bát. Thông thường các bài thơ lục bát sẽ bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Với quy luật giản dị, dân dã cùng câu từ gần gũi với người dân Việt Nam nên thơ lục bát dễ đọc, dễ hiểu, dù đọc một lần cũng có thể đọc lại.
Nếu một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật có tám câu, mỗi câu phải có bảy chữ và cách gieo vần nghiêm ngặt để bài thơ có sự nhịp nhàng bớt khô cứng. Thì thể thơ lục bát dân tộc mình lại khác chỉ cần tuân thủ quy luật câu lục, câu bát so le nhau và không giới hạn số dòng trong một bài thơ. Nhờ đó mà đã có những bài thơ kéo dài cả hàng nghìn dòng. Mà kinh điển nhất phải kể tới Truyện Kiều của của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Số lượng câu thơ tùy thuộc vào từng tác giả muốn gửi gắm ý đồ, tư tưởng nhân văn như thế nào. Cách gieo vần cũng vô cùng đơn giản không cầu kỳ như những văn học trung đại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp với tiếng sáu câu bát và tiếng sáu câu bát hiệp với câu lục tiếp. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài thơ. Trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu đã minh chứng cho điều này.
“Nhớ khi giặc tới giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh
Tây Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
– Tố Hữu –
Nhịp ngắt thể thơ có hai loại. Nhịp ngắt chẵn và nhịp ngắt lẻ. Ngắt chẵn như 4/4 hay 2/2/2, ngắt lẻ như 3/3, 1/5. Tùy thuộc vào ý nghĩa, nhấn mạnh của từng nhà thơ mà tạo nên nhịp ngắt hoàn chỉnh . Đó là tất cả dấu hiệu để chúng ta nhận ra bài thơ lục bát. Thơ lục bát luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc cũng như người làm. Bởi đây là một thể thơ không thể mai một mà mãi trường tồn theo thời gian.
Về phần phối thanh, chúng ta bắt buộc các tiếng tư phải là trắc. Các tiếng thứ hai, sáu, tám phải là bằng. Nhưng trong câu bát các tiếng thứ sáu, tám phải khác dấu. Nếu trước là dấu huyền thì sau phải không dấu hoặc ngược lại. Có lẽ vì vần điệu thanh vần như thế mà các bài thơ lục bát dễ dàng lưu truyền trong dân gian. Ngay cả những đứa bé chăn trâu, thả diều cũng đọc được những bài lục bát đồ sộ.
Qua đó ta có thể thấy thơ lục bát quan trọng với dân tộc Việt Nam như thế nào. Đọc thơ lục bát một phần nào đó chúng ta cũng hiểu được tâm thư tình của tác giả muốn gửi gắm. Để từ đó thấy được tài năng của nhà thơ và ý nghĩa của toàn bài.