Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi – Phân tích hay

Tiếng nói của văn nghệ chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về văn chương. Nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và thuyết phục, tác giả đã đem đến cái nhìn thật sâu sắc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được nội dung và ý nghĩa nhé!

Tiếng nói của văn nghệ – hiện thực

Văn chương – theo góc nhìn của Nguyễn Đình Thi – là sự phản ánh khách quan cùng nhận thức mới mẻ. Bất kì một tác phẩm nào ra đời mà không gắn mình với hiện thực đều sẽ chết đi. Bằng một cách nào đó. Tuy nhiên, để sống với thời gian thì cái nhìn cá nhân của nghệ sĩ là vô cùng quan trọng. “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ” và “đem một phần mình” vào câu chữ. Để khẳng định điều này, tác giả đã đưa ra hai dẫn chứng:

Thứ nhất là hai câu Kiều tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du. Đó không chỉ đơn thuần là cảnh sắc đất trời mà chính là rung động từ trái tim của cụ.

Thứ hai là cái chết của An-na Ca-rê-nhi-na. Lòng thương cảm của tác giả đã lay động trái tim độc giả.

Tham khảo thêm bài viết châm ngôn sống hay

Con đường đến văn nghệ

Kế tiếp, tác giả đề cập đến sự giao tiếp giữa tác phẩm và người đọc. Tác phẩm sẽ không sống nếu không có sự tiếp nhận, cảm thấu từ chính độc giả. Văn nghệ, hơn hết rất cần tình cảm chân thành để mở khóa ẩn ý của nhà văn, nhà thơ. Ngược lại, văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn, gợi mở được những chân trời mới. Giọng điệu chân thành, say sưa và lập luận chặt chẽ đã khẳng định điều này.

Có thể bạn quan tâm:  Đóng vai người lính trong bài thơ Đồng Chí và kể lại câu chuyện

Tiếng nói của văn nghệ mang nhiều hàm ý. Mỗi học sinh cần rèn tính tự giác và niềm say mê với văn thơ để tìm tòi. Chúc các em có kết quả học tập như mong muốn!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn