Toán lớp 6 – chương 2: số nguyên – tính hợp lý các biểu thức sau:

Tính hợp lý các biểu thức sau:

  1. A = 48 + |48 – 174| + (-74) = 48 + |- 126| – 74 = 126 – 26 = 100.
  2. B = (-123) + 77 + (-257) + 23 – 43 = -123 + 77 – 257 + 23 – 43 = – 323
  3. C = (-57) + (-159) + 47 + 169= -57 – 159 + 47 + 169 = 0
  4. D = (135 – 35).(-47) + 53.(-48 – 52) = 100.(-47) + 53. (-100) = 100.(-47) – 100.53 = 100.(-47 – 53) = 100. (-100)= -10000.
  5. E = (-8).25.(-2).4.(-5).125 = – (8.25.2.4.5.125) = – 1.000.000.
  6. F = 1 – 2 + 3 – 4 + … + 2009 – 2010

   = (-1) + (-1) +….+ (-1).   {Có (2010 – 1) : 1 + 1 = 1005 số hạng)

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

   = (-1) .1005= -1005

7. G = 0 – 2 + 4 – 6 + … + 2010 – 2012

    = (-2) + (-2) + ….+ (-2).  { Có (2012 – 0) : 1 +1 =1007)

    = (-2) . 1007 = -2014.

8. H = 13 – 12 + 11 + 10 – 9 + 8 – 7 – 6 + 5 – 4 + 3 + 2 – 1

    = 13 – 1 + 1 + 1 – 1 – 1 + 1 =13

9. I = 1 – 2 – 3 + 4 + 5 – 6 – 7 + 8 + … + 2001 – 2002 – 2003 + 2004

= (1 – 2 – 3 + 4) + (5 – 6 – 7 +8) +….+ (2001 – 2002 – 2003 + 2004)

= 0 + 0 +…+ 0

=0

10. J = 1 + 2 – 3 – 4 + 5 + 6 – 7 – 8 + 9 + … + 2002 – 2003 – 2004 + 2005 + 2006

   = 1 + (2 – 3 – 4 + 5) + (6 – 7 – 8 +9) +…+ (2002 – 2003 – 2004 + 2005) + 2006.

Có thể bạn quan tâm:  Tia đối là gì? Thế nào là tia đối - Các dạng bài toán về tia đối

  = 1 + 0 + 0 +… + 0 + 2006

  = 2007.

Cơ sở lý thuyết

Số nguyên là kiến thức các bé đã được học ở chương trình Toán tiểu học nhưng chưa được học về số nguyên âm.

Khi lên đến chương trình Toán lớp 6, các bé sẽ được làm quen với số nguyên âm. Nếu như số nguyên dương với số 1 là số nhỏ nhất thì với số nguyên âm số (-1) là số lớn nhất. Các bé sẽ được học thứ tự trong tập hợp số nguyên theo quy luật tăng dần từ âm vô cùng đến -1. Và tiếp theo chương trình là học về các phép tính của số nguyên.

Trong phép tính toán, khi một số nguyên âm nhân hay chia với số nguyên dương sẽ thành cho kết quả là số nguyên âm. Còn khi hai số nguyên âm nhân với nhau sẽ tạo thành số nguyên dương.

Với số nguyên âm, khi dùng dấu trị tuyệt đối “l l” thì sẽ trờ thành số nguyên dương. Trong phép tính toán có trị tuyệt đói, các bé phải xét hai trường hợp đối với bài toán tìm ẩn trong trị tuyệt đối.

Bài tập ví dụ.

Tìm số nguyên x sao cho thoả mãn phương trình: Ix-2I + 2x + 3 = 4

Bài giải

Ta có Ix – 2I có thể bằng x – 2 hoặc –(x-2)

Ta xét hai trường hợp:

Trường hợp 1: Ix-2I = x-2

Suy ra x-2 + 2x +3 =4

Hay 3x = 3

Do đó x = 1.

Trường hợp 2: Ix-2I = – (x-2)

Suy ra  – x + 2 + 2x +3 = 4

Có thể bạn quan tâm:  Tổng hợp toàn bộ kiến thức Toán lớp 6 đầy đủ nhất

Hay x = -1

Vậy với x = -1 hoặc x = 1 thì thoả mãn phương trình.

Trên đây là một ví dụ minh hoạ về tìm ẩn với phép tính có dấu trị tuyệt đối. Để hiểu rõ hơn cách tính toán về số nguyên, các bạn hãy tham khảo các ví dụ sau đây.

Thu Hoài

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Để lại Lời nhắn