Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Ở đó có từ ghép, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ đồng nghĩa, từ khác nghĩa…Mỗi loại từ có tính chất và đặc điểm riêng biệt, giúp chúng ta bày tỏ tâm tư, tình cảm. Và chắc hẳn rằng, trong số các loại từ ấy, từ láy mang nhiều ý nghĩa tượng thanh, tượng hình nhất. Vậy từ láy là gì? Có ý nghĩa đặc biệt thế nào trong đời sống tinh thần của chúng ta? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích nhé!
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Từ láy là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, từ láy được cấu tạo gồm hai tiếng trở lên. Trong đó, từ đầu tiên thường thể hiện ý nghĩa, từ còn lại chỉ mang hình thức láy lại âm hoặc vần. Ví dụ như: líu lo, hắt hiu, man mác, xa xa, tít tắp, lanh chanh, ngoan ngoãn…Từ láy có hai dạng: láy toàn bộ và láy bộ phận.
Tham khảo thêm bài viết trợ từ là gì?
Láy toàn bộ là hình thức các tiếng lặp lại giống nhau hoàn toàn, hoặc biến đổi phần thanh điệu. Đây là điểm đặc biệt để từ láy “ghi điểm” khi biểu đạt xúc cảm. Ví như xa xa, xanh xanh, nao nao, trùng trùng điệp điệp…Láy bộ phận là sự lặp lại của phụ âm đầu hoặc vần, như nô nức, lao xao, lì lợm…
Công dụng của từ láy
Trong đời sống thường nhật hay trong các tác phẩm nghệ thuật văn học, thơ cơ. Từ láy được sử dụng như một phương thức biểu đạt cảm xúc hoàn mỹ. Giúp người đọc, người nghe cảm nhận, hình dung về sự vật, hiện tượng đầy đủ và chính xác. Và sẽ không ngoa khi nói rằng: “ Từ láy là ngôn ngữ từ tâm hồn”.
Hoài Thương ST