Từ nhiều nghĩa là gì? Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa đầy đủ nhất

Trong tiếng Việt có rất nhiều lớp từ mà chúng ta được học từ tiểu học cho đến phổ thông. Như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, từ gợi liên tưởng hay từ nhiều nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta hiểu được từ nhiều nghĩa là gì?. Nghĩa chuyển và nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa và phân biệt được chúng trong câu văn. Sau đó, giúp chúng ta lấy được các ví dụ về các từ nhiều nghĩa.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Từ nhiều nghĩa là gì? Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Các ví dụ về từ nhiều nghĩa có trong bộ phận con người và động vật

Răng: Là phần xương cứng màu trắng mọc trên hàm dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Mũi: Là bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống dùng để thở và ngửi.

Tai: Là bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.

=> Răng, mũi, tai chính là nghĩa gốc là những nghĩa ban đầu của vật. Còn nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau lại hoàn toàn khác so với từ gốc:

Có thể bạn quan tâm:  Tính từ là gì? Câu trả lời chính xác nhất!

“Răng của chiếc cào 

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước 

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?”

Những từ in đậm răng, mũi, tai được hình thành trên cơ sở của các từ gốc. Và những răng cào, mũi thuyền, tai ấm: là những từ mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên các từ gốc và từ đồng nghĩa đều có điểm giống nhau:

  • Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng
  • Mũi: Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước
  • Tai: Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên

Qua việc phân tích những nét nghĩa của các từ gốc và từ chuyển nghĩa chúng ta thấy: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Vậy từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay một vài nghĩa chuyển. Nghĩa gốc chính là nghĩa ban đầu của từ, còn nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc.

Đọc thêm bài viết: Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Cách sử dụng hiệu quả

Những ví dụ về từ nhiều nghĩa

– Mắt: + Đôi mắt của bé mở to. => Từ mắt mang nghĩa gốc

 + Quả na mở mắt. => Từ mắt là từ mang nghĩa chuyển

– Chân: + Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. => Từ chân là từ nghĩa chuyển

   + Bé đau chân. => Từ chân mang nghĩa gốc

Có thể bạn quan tâm:  Miêu tả là gì? Các thể loại văn miêu tả thường gặp

– Đầu:  + Khi viết em đừng ngoẹo đầu. => Từ đầu mang nghĩa gốc

            + Nước suối đầu nguồn rất trong. => Từ đầu là từ nghĩa chuyển

Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ gốc

– Lưỡi: nghĩa gốc là là bộ phận đón và nếm thức ăn ở động vật, ở người còn dùng để phát âm thanh. Nghĩa chuyển của từ lưỡi: Lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi búa, lưỡi rìu,…

– Miệng: Là một phận của mặt người hoặc phần trước tiên của động vật dùng để ăn, nói, hót, kêu,… Nghĩa chuyển: Miệng bát, miệng núi lửa, miệng bình,…

– Cổ: Mang nghĩa gốc là bộ phận nối phần đầu với thân của cơ thể người và động vật. Nghĩa chuyển: Cổ tay, cổ lọ, cổ chai,…

Trên đây là định nghĩa và một số ví dụ để hiểu được từ nhiều nghĩa là gì. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ở đây để giải thích thêm cho các em học sinh hiểu. Nếu cần cung cấp thêm thông tin gì xin mời để lại yêu cầu dưới phần bình luận.

Để lại Lời nhắn