Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa chính xác, bản đầy đủ nhất

Theo văn hóa dân gian Việt Nam, phong tục thờ Thần Tài Thổ Địa rất quen thuộc và phổ biến. Đây là hai vị thần linh rất gần gũi với đời sống hàng ngày và mang lại sự may mắn. Giúp cho công việc làm ăn buôn bán phát đạt, an cư lạc nghiệp. Vì vậy việc thực hiện đúng các nghi lễ cúng bái và văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa là yếu tố rất quan trọng. Nó thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với thần linh. Đây là cách để thần linh chứng giám lòng thành, phù hộ cho công việc làm ăn của gia chủ.

Thần Tài – Thổ Địa là gì?

Thần Tài hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân, Triệu Công Nguyên Soái. Đây là một trong số các vị thần của văn hóa tín ngưỡng dân gian. Trong trí tưởng tượng của người xưa là một ông lão râu tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Đây là vị thần mang lại tiền tài, hưng thịnh cho gia đình.

Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công, Ông Địa, Thổ Địa Công. Đây là vị thần chuyên cai quản đất đai, nhà cửa trong một phạm vi nào đó. Thổ Địa còn là người định đoạt họa phúc trong gia đình. Thổ Địa thường mang hình tượng vui vẻ, bình dân, gần gũi với bụng phệ, thân hình mập mạp.

Cả hai vị thần đều sống trong tâm linh của những người coi trọng tín ngưỡng dân gian. Họ đại diện cho những điều may mắn và tốt lành. Đồng thời phù hộ cho công việc làm ăn, cuộc sống yên ổn hạnh phúc của người tôn thờ.

Tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa rất phổ biến trong các gia đình Việt nam. Đặc biệt là các gia đình có làm ăn kinh doanh- buôn bán. Đây không phải là mê tín dị đoan. Mà chính là phong tục mang ý nghĩa đời sống –  văn hóa – tinh thần của người Việt.

Cách đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa

Bạn có thể mua tượng Thần Tài – Thổ Địa ở các cửa hàng phong thủy. Tuy nhiên, gia chủ cần phải mang tượng vào chùa để sư thầy đọc kinh, làm phép nhập thần. Sau đó bạn có thể nhờ các sư chọn giúp ngày tốt để thỉnh thần về nhà thờ cúng.

Thần Tài và Thổ Địa thường được thờ chung trên một bàn thờ. Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt riêng biệt ở một góc nhà. Hướng của bàn thờ phải được đặt theo hướng hợp với mệnh của gia chủ. Hoặc hướng về phía cửa chính với ý nghĩa đón nhận dòng khí hưng thịnh vào nhà. Đối với cửa hàng kinh doanh buôn bán thì bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặc ở vị trí có thể bao quát không gian của cả cửa hàng. Tượng Thần Tài đặt bên trái, Thổ Địa bên phải. Ở giữa thường đặt thêm một bài vị màu đỏ hoặc dán một tờ giấy đỏ. Phía trước hai tượng Thổ Địa Thần Tài có một lư hương dùng chung và năm chung chén nước nhỏ. Ngoài ra, còn có ba hủ gạo, muối, nước được đặt giữa hai ông.

Có thể bạn quan tâm:  Status là gì? Ý nghĩa đặc biệt của nó trong cuộc sông?

Bạn không nên đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở dưới chân cầu thang. Tránh những nơi không sạch sẽ, bụi bặm, tối tăm hoặc có vật nhọn chĩa vào. Vì như vậy sẽ làm hỏng vận khí tốt lành của gia chủ. Ngoài ra bạn cũng nên tránh các vị trí gần nhà vệ sinh, bếp. Bởi quan niệm đây là những nơi không sạch sẽ. Nếu đặt bàn thờ ở đây sẽ không thể hút được tài lộc bên ngoài vào nhà. Thậm chí còn khiến gia chủ làm ăn thất bại.

Các bài văn khấn Thổ Địa – Thần Tài

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa được thực hiện hàng ngày. Ngoài ra một số lễ lớn sẽ được cúng vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch, ngày vía Thần Tài, các dịp khai trương, khởi công xây nhà, dọn vào nhà mới.

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng ngày

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là……….. niên canh……….., ……….tuổi.

Ở tại ngôi gia, số…….. đường……… quận……… tỉnh (thành)………… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được ………………….. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ………… (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa ngày rằm, mùng 1

Kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy các ngài Thần Tài, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

 Văn khấn cúng ngày Vía Thần Tài

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Kính lạy Ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh, Táo phủ, Thần quân

Con kính lạy Thần Tài vị tiền

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại……………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.”

Đọc thêm bài viết: Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương đúng chuẩn và đầy đủ nhất

Có thể bạn quan tâm:  ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4

Văn khấn cúng Thần Tài Thổ Địa khi thực hiện chuyển tới nhà mới

Đối với lễ cúng khi chuyển bàn thờ Thần Tài- Thổ Địa sang nhà mới, bạn cần thực hiện trước khi chuyển và sau khi chuyển xong. Bài khấn trước khi chuyển bàn thờ như sau:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: … Tháng … Năm …

Tín chủ con là:… tuổi…

Hiện đang trú tại:… Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban. Chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ Địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới,

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ : “ Thiên di linh vị Thần đài”. Chuyển bàn thờ Thổ Địa mạch long thần từ vị trí… sang phòng… Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ:… con xin dập đầu kính bái.”

Sau khi khấn xong thì vái lạy ba lần. Đợi đến tàn 2/3 tuần hương thì xin tiền vàng đi hóa. Sau đó bạn bỏ một ít tiền vàng dưới bát hương và tiến hành di chuyển bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa về nhà mới. Khi tiến hành chuyển đến nhà mới xong, bạn cần khấn tạ lễ như sau:

“Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ con là:…, xin thành tâm tiến lễ bái Thánh thần lai tâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chùng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia.

Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm, mùng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tại ơn và xin cầu phúc lộc.

Kính xin chư vị thần linh phù hộ cho toàn gia chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành. Mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ:… cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ!

Văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa nhân dịp khai trương công ty, cửa hàng

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….,

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng. Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).

Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh … cúi xin soi xét.

Chúng con kính mời chư vị Thần linh Thổ Địa, cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này.

Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Mâm cơm cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như văn hóa từng vùng miền mà mâm cúng 2 vị thần được bày biện khác nhau. Với ngày thường, gia chủ sẽ cúng đồ chay, trái cây, bánh kẹo… Còn đối ngày vía Thần tài (3/2 dương lịch), sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn.

Có thể bạn quan tâm:  Tả đồ chơi gấu bông

Trên đây là các bài văn khấn cúng Thần Tài – Thổ Địa phổ biến. Việc thờ cúng cần phải thể hiện sự thành tâm, tin tưởng của gia chủ đối với thần linh. Như vậy thì mới tích được nhiều công đức, mang lại nhiều sự tốt lành và phù hộ của thần. Cúng lễ Thần Tài – Thổ Địa không quá khó khăn và phức tạp. Vì vậy bạn nên thực hiện lễ cúng hàng ngày. Đảm bảo hương án ấm cúng và sạch sẽ. Như vậy thì gia đình và công việc làm ăn của gia đình bạn sẽ rước nhiều tài vận phú quý. Phong tục thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa này được xem là nét đẹp văn hóa cũng như truyền thồng tâm linh của người Việt.

Để lại Lời nhắn