Vợ chồng A Phủ và một xã hội thối nát

Núi rừng Tây Bắc đã để thương để nhớ cho hồn văn Tô Hoài quá nhiều! Để rồi Vợ chồng A Phủ ra đời như một minh chứng cho điều đó. Tác phẩm đã chuyên chở đến người đọc nhiều cảm xúc và ý nghĩa. Hãy theo dõi bài phân tích Vợ chồng A Phủ dưới đây để hiểu hơn về những trang văn này.

Phân tích Vợ chồng A Phủ – nhân vật Mị

Mị chính là linh hồn của tác phẩm, chi phối hầu hết toàn mạch truyện. Cô gái nơi vùng núi ngút ngàn ấy là kết tinh của cái đẹp. Cô không chỉ có bê ngoài xinh đẹp, cô còn tài năng “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Mị “có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo” hết núi này sang núi khác.

Nhưng vì một món nợ truyền kiếp mà cuộc đời cô bị chôn vùi. Cô chết lặng theo ngày tháng làm trâu làm ngựa ở nhà thống lí. Ngờ rằng cuộc đời của cô cũng mịt mù, quanh quẩn như ô cửa sổ trong buồng. ô cửa chỉ “bằng bàn tay trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Và cô cứ ngồi đấy mà trông ra cuộc đời ngoài kia, chết thì thôi.

Nhưng cô đã gặp A Phủ!

=> Đọc thêm bài viết mở bài vợ chồng A phủ.

A Phủ và Mị tự giải thoát cho mình

A Phủ xuất hiện đột ngột sau trận đánh nhau với A Sử. Vì đụng chạm con nhà quan, anh bị phạt vạ, bắt đầu kiếp trâu ngựa.

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận tư tưởng đạo lí – những điều cần lưu ý

Nhưng vốn là con người mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ bắt nguồn từ hoàn cảnh sống, từ cốt cách bên trong. A Phủ không khuất phục. Nhưng vì không sợ hãi uy quyền của thống lí Pá Tra, A Phủ bị đối xử tàn tệ. Anh chết dần, chết mòn, “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen”. Chi tiết đó làm Mị nhớ lại mình ngày trước. Lúc ấy cô cũng bất lực như thế “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”.

Và hai con người ấy đã tự giải thoát cho nhau bởi sự đồng cảm. Tự cứu lấy nhau trước sự tàn bạo của chế độ phong kiến, chúa đất ở miền núi khi xưa. Và gầy dựng lại hi vọng vào cuộc sống.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn