10 biện pháp đảm bảo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

Trên mỗi bước chân của học sinh đều có ánh sáng của người thầy người cô. Họ soi sáng những con đường trắc trở dẫn lối các em đến ngưỡng cửa của tương lai. Vì vậy, giáo viên phải làm sao để các em có thể cùng nhau xây dựng một lớp học tốt? Hãy cùng tham khảo 10 biện pháp đảm bảo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm dưới đây nhé.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

1 – Tìm hiểu, kiểm tra thông tin của học sinh

Giáo viên chủ yếu quan tâm đến tên, tuổi, tính cách, sức khỏe và gia đình của các em. Thông qua sổ học bạ năm học trước và sơ yếu lý lịch hoặc tự lập phiếu điều tra.

Có thể bạn quan tâm:  Phương pháp 1: dùng sơ đồ đoạn thẳng

Đồng thời, cũng là cơ hội để giáo viên lựa chọn cho ban cán sự lớp, BCH chi đoàn. Giúp tổ chức lớp học được nghiêm túc, có ý thức và kỷ luật tốt nhất.

2 – Hướng dẫn và phổ biến công việc cho lớp 

Sau khi phân công và tiếp nhận Ban cán sự lớp, giáo viên sẽ đề ra một số hướng dẫn. Chủ yếu phổ biến cho các em biết nhiệm vụ của mình và kỹ năng trong việc quản lý lớp.

3 – Sắp xếp và bố trí sơ đồ lớp học

Giáo viên có thể dựa theo học lực và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho các em. Lưu ý thầy cô bố trí vị trí sao cho nằm trong sự giám sát của Ban cán sự lớp.

4 – Lên kế hoạch mục tiêu thi đua cho lớp

Thông qua tình hình các lớp phổ biến mỗi năm học và ý kiến phụ huynh họp lớp đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ quyết định, công bố và thống nhất mục tiêu trước lớp. Tạo động lực cho các em thực hiện và cố gắng thi đua tốt nhất theo đúng tiêu chí.

5 – Tổ chức tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm

Giáo viên nên lên kế hoạch 2 – 3 buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ trong tuần. Mục đích gặp mặt, hỏi thăm, đánh giá, nhận xét các em trong học tập vừa qua.

Ngoài ra, buổi sinh hoạt lớp cuối tuần giáo viên sẽ có nhiều thời gian với lớp hơn. Chủ yếu tổng kết tiêu chí thi đua trong tuần. Và học sinh có cơ hội bày tỏ những mong muốn của mình.

Có thể bạn quan tâm:  Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động Đội

Đọc thêm bài viết: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

6 – Theo dõi và quan tâm từng cá nhân học sinh

Vận dụng điều này, thầy cô vừa hiểu thêm về trình độ học tập của các em. Vừa đánh giá, nhận xét một cách đúng đắn và chính xác nhất trong sổ liên lạc. Mục đích khen ngợi và phê bình phải được công bằng và thông qua sự kiểm tra của phụ huynh.

7 – Trao đổi với giáo viên bộ môn

Thầy cô nên hỏi thăm và trao đổi với đồng nghiệp về tình hình lớp mình. Chủ yếu là những vấn đề về học tập từng cá nhân và trách nhiệm Ban cán sự. Đồng thời, đánh giá và đưa ra những tích cực và khuyết điểm của lớp.

8 – Kết hợp với Chi hội phụ huynh học sinh

Giáo viên luôn phải đề ra những buổi họp phụ huynh theo giữa kỳ và cuối học kỳ.

Thăm hỏi và liên hệ với gia đình về tình hình học tập của các em khi cần thiết.

9 – Theo dõi và liên kết chặc chẽ với đoàn trường

Giáo viên luôn phải theo dõi và nắm bắt những thông tin kế hoạch của đoàn trường. Từ đó, động viên các em tham gia để giành nhiều thành tích thi đua tốt về cho lớp.

10 – Quan tâm và giáo dục học sinh cá biệt

Giáo viên nên bên cạnh hỏi thăm, động viên và tìm ra nguyên nhân giúp các em.

Có thể bạn quan tâm:  Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt

Nắm bắt điểm mạnh để phát huy năng lực và hạn chế những điểm yếu của các em.

Luôn thúc giục, cỗ vũ các em tham gia các hoạt động cùng tập thể lớp.

Trên đây là 10 biện pháp đảm bảo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm chính xác nhất. Cũng như mong muốn các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm chủ nhiệm của mình. Cảm ơn thầy cô đã tìm đọc và theo dõi nội dung chủ đề của chúng tôi.

Để lại Lời nhắn