Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình hai ẩn
Thông thường, để biểu diễn nghiệm phương trình bậc nhất một ẩn, chúng ta có thể sử dụng các biểu diễn hình học. Tập nghiệm của nó sẽ là miền nghiệm thay vì các giá trị cụ thể hay các khoảng các đoạn. Dưới đây là các bước để biểu diễn tập nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Giả sử ta có bất phương trình ax + by ≥ c. Vậy ta làm theo các bước sau:
- Bước 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ đường thẳng ax + by = c
- Bước 2: Sau đó ta chọn một điểm A(xo; yo) và không thuộc đường thẳng đã cho. Thông thường người ta sẽ chọn điểm O (gốc tọa độ)
- Bước 3: Tính tổng axo + byo và so sánh với c
- Bước 4: Đưa ra kết luận. Nếu axo + byo ≥ c thì nửa mặt phẳng có bờ ax + by = c có chứa điểm A chính là miền nghiệm của bất phương trình. Ngược lại axo + byo ≤ c thì nửa mặt phẳng có bờ ax + by không chứa A là miền nghiệm.
Các dạng bài tập về hệ, bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Có tương đối nhiều dạng toán liên quan đến phương trình bậc nhất hai ẩn. Và những dạng toán về hệ bất phương trình cũng khá giống nhau. Một số dạng toán thường gặp là:
- Dạng 1: Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình và phương trình bậc nhất 2 ẩn
- Dạng 2: Những ứng dụng trong toán kinh tế
- Dạng 3: Dạng toán chứng minh
Đây là những dạng toán rất hay gặp trong những đề thi cuối kì Toán 10, hay trong các lớp cao hơn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu về phương trình, bất phương trình ở trong trang của chúng tôi.
Hệ phương trình, phương trình bậc nhất hai ẩn, bài toán tối ưu
Sưu tầm: Trần Thị Nhung