Dàn ý
Mở bài
– Trong quá trình học sinh lĩnh hội tri thức cần rất nhiều các công cụ, phương tiện học tập như: quyển sách giáo khoa, bút máy, bút bi, bút chì, thước kẻ, cục tẩy…
– Vở viết là một trong những đồ dùng học tập đóng vai trò quan trọng.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Thân bài
– Nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của quyển vở:
+ Trong suốt thế kỉ XIV và XV, vở thường được làm thủ công ở nhà bằng cách vẽ lên chúng thành các tập hợp và đóng thành quyển. Các trang trống thì người ghi chép phải kẻ những dòng kẻ lên tờ giấy.
+ Theo một truyền thuyết, năm 1888 Thomas W.Holley đã phát minh ra vở.
+ Khoảng năm 1900 đã phát triển thành một tập vở màu vàng, phía bên trái của tờ giấy thì được vẽ lề.
– Cấu tạo của quyển vở:
+ Gồm 2 phần: phần bên ngoài là bìa, phía trong là giấy.
+ Bìa cứng hơn giấy một chút, bìa có màu nâu của gỗ chứ không được trắng như giấy. Ngoài bìa được trang trí với các hình, các màu sắc đa dạng và phong phú như các hình con vật, vườn cây, hình thần tượng… phù hợp với lứa tuổi và sở thích. Ở một số hãng sản xuất vở người ta còn in các dòng kẻ có ghi họ và tên, lớp, trường, môn học, năm học… Học sinh ghi vào đó để tránh nhầm lẫn vở với các bạn khác.
+ Phần giấy được bao bọc bên trong phần bìa gồm rất nhiều tờ giấy. Tờ giấy thì màu trắng và có những dòng kẻ.
+ Để quyển vở không bị rời rạc, người ta dùng ghim để ghim giữa bìa và các tờ giấy lại.
+ Phân loại vở: có nhiều cách
• Theo số trang: vở 72 trang, vở 144 trang, vở 200 trang…
• Theo mục đích sử dụng: vở kẻ ô li và vở thếp.
• Theo hãng, nhà sản xuất: vở Hải Tiến, Phúc Thịnh, vở Hồng Hà, vở Campus…
– Tác dụng của vở:
+ Ghi chép, lưu giữ tri thức.
+ Học sinh ghi bài, làm bài tập
+ Đối với học sinh cấp 1, vở còn có công dụng cho học sinh viết chính tả.
– Cách bảo quản:
+ Không để vở bị ướt.
+ Không vẽ bậy, làm rách vở.
Kết bài
Vở có vai trò quan trọng nên là một người học sinh phải biết trân trọng, giữ gìn quyển vở để vở mãi luôn là bạn đồng hành trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của mỗi học sinh.
Bài văn mẫu
Trong quá trình học sinh lĩnh hội tri thức cần rất nhiều các công cụ, phương tiện học tập như: sách giáo khoa, bút máy, bút chì, bút bi, cục tẩy, máy chiếu… Một trong số đó không thể không nhắc đến vở viết. Vở viết là một trong những đồ dùng học tập đóng vai trò quan trọng nhất.
Vở hay còn gọi là vở ghi, vở viết, tập viết. Là tập giấy được đóng lại để viết lên. Nó có hình chữ nhật với các kích thước khác nhau. Vậy trước hết, ta cần biết được vở viết xuất hiện từ khi nào? Trong suốt thế kỉ XIV và XV, vở thường được làm thủ công ở nhà bằng cách vẽ lên chúng thành các tập hợp và đóng thành quyển. Các trang trống thì người ghi chép phải kẻ những dòng kẻ lên tờ giấy.
Theo một truyền thuyết đã kể lại rằng vào năm 1888, Thomas W. Holley đã phát minh ra vở. Đến khoảng năm 1900, sau đó đã phát triển thành một tập vở màu vàng, phía bên trái tờ giấy được kẻ lề.
Một quyển vở thường được chia thành hai phần. Đó là phần bìa bên ngoài và phần bên trong là giấy.
Bìa cứng hơn giấy một chút. Bìa có màu nâu của gỗ chứ không được trắng như giấy. Ngoài bìa được trang trí với các hình, các màu sắc đa dạng và phong phú như các hình con vật, cây cối, hình ảnh thần tượng… phù hợp với từng độ tuổi, sở thích và giới tính. Ở một số hãng sản xuất vở người ta còn in các dòng kẻ có ghi họ và tên, trường, lớp, môn học, năm học. Học sinh thường điền thông tin vào đó để tránh nhầm lẫn với vở của bạn khác.
Phần giấy bên trong được bọc bởi phần bìa gồm rất nhiều tờ. Tờ giấy có màu trắng và trên đó có các dòng kẻ. Phía bên trái của mỗi tờ giấy là một đường kẻ lề. Để quyển vở không bị rời rạc, người ta dùng ghim để ghim giữa tờ bìa và những tờ giấy lại.
Vở viết có rất nhiều loại tùy thuộc vào cách phân chia. Theo số trang thì có các loại vở: vở 72 trang, vở 144 trang, vở 200 trang… Còn theo mục đích sử dụng thì chia làm 2 loại sau: vở ô li và vở thếp. Về hãng, nhà sản xuất thì có: vở Hải Tiến, Hồng Hà, Phúc Thịnh, Campus…
Vở viết luôn có mặt trong suốt quá trình học sinh đến trường. Học sinh dùng vở để ghi chép kiến thức, làm bài tập và viết văn. Vở là nơi lưu giữ tri thức. Đối với học sinh cấp 1, các em học sinh thường dùng vở ô li để tập viết chính tả. Vở còn được dùng để mọi người ghi vào mỗi khi cần nhớ một điều gì đó.
Là một người học sinh chúng ta cần bảo quản vở thật tốt. Chúng ta không vẽ bậy lên vở, không làm rách vở. Đồng thời, tránh để vở tiếp xúc với nước. Khi ấy vở sẽ bị ướt, nhũn ra dẫn đến rách và không sử dụng được nữa.
Như vậy, vở viết có vai trò rất quan trọng nên mỗi người học sinh phải biết trân trọng, giữ gìn quyển vở để nó mãi luôn là người bạn đồng hành trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của mỗi chúng ta.
mẹ m
văn sàm vl