Thuyết minh về cây tre – bài văn mẫu đặc sắc nhất

Thuyết minh về cây tre là dạng văn luôn có trong chương trình văn học THCS. Nó giúp học sinh có thêm cái nhìn đa chiều không chỉ là quan sát mà còn hiểu rõ về cây tre. Dưới đây là những lưu ý khi làm bài và dàn ý chi tiết.

Những lưu ý khi làm bài

  • Xác định rõ thể loại: thuyết minh
  • Xem lại dàn ý chung đã học về dạng bài tương tự.
  • Khi viết cần thêm cảm xúc và sử dụng các biện pháp tu từ, các hình ảnh so sánh, nhân hóa,… để bài văn hay hơn.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây tre

Mở bài:

Giới thiệu vài nét về cây tre Việt Nam. Là biểu tượng thể hiện sự trường tồn và tinh thần bất khuất qua những năm tháng chiến tranh.

Thân bài:

  • Nguồn gốc:
  • Có từ lâu đời, trong những bài ca dao, những câu chuyện cổ tích
  • Tre có ở mọi nơi, mọi miền tổ quốc.
  • Các đặc điểm của cây:
  • Dễ thích nghi, dù là đất cằn, sỏi đá cũng sống được.
  • Thường mọc thành bụi, khóm.
  • Thân gầy, được nối bằng nhiều mắt, đốt.
  • Rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng.
  • Hoa có những rất hiếm khi nhìn được bởi vòng đời của trẻ hơn 100 năm mới nở hoa.
  • Công dụng:
  • Dùng làm các đồ gia dụng như rổ rá, cọc xây nhà,…
  • Trong chiến tranh: là vũ khí lợi hại chống giặc,…
  • Ý nghĩa: là biểu tượng tinh thần bất khất, phá tan quân xâm lược.
Có thể bạn quan tâm:  Mở bài chống liệt môn ngữ văn

=> Tham khảo các bài văn thuyết minh hấp dẫn tại đây: thuyết minh về cây lúa, thuyết minh về cây chuối...

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ: dù đất nước đã trong thời bình nhưng cây tre mãi là người bạn của con người Việt Nam.

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về cây tre

“Việt Nam nón lá, áo dài

Đồng xanh bát ngát trải dài rặng tre”.

Bao đời nay, cây tre đã là một hình ảnh biểu tượng cho nền văn hoá thôn quê Việt Nam. Tre làm bạn đồng hành với người dân xuyên suốt từ những năm tháng kháng chiến đến thời bình. Nó là một niềm tự hào to lớn của nhân dân ta.

Cây tre gắn bó với dân tộc Việt từ xa xưa

Cây tre thân gầy guộc, lá mong manh những đã làm nên bao chiến tích lịch sử vẻ vang

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”

(Trích “Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)

Gắn bó, gần gũi là thế nhưng đâu ai biết cây tre có từ bao giờ. Thuở còn bé, trong truyện cổ tích, ca dao của bà và mẹ đã có hình ảnh cây tre. Truyện Thánh Gióng nhổ tre bên đường đánh đuổi giặc Ân, chuyện cây tre trăm đốt,… Có lẽ nó có rất lâu rồi, từ những ngày đầu chống giặc ngoại xâm chăng?

Chỉ biết ngày nay, bóng dáng cây tre vẫn còn trải dài trên nhiều làng quê Việt Nam. Nó mọc từng khóm, từng rặng lớn. Cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm đâm sâu vào lòng đất. Nó rất dễ thích nghi với mọi môi trường sống. Dù ở nơi đất cằn sỏi đá bạc màu hay phèn chua, tre vẫn vươn lên mạnh mẽ. Do đó, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh cây tre ở nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm:  Hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu hay, ngắn gọn

Thân tre tròn vươn cao vút lên giữa trời mây. Nó được gắn kết bởi nhiều đốt tre xanh hình trụ, ống rỗng. Các cành cây nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng rất dẻo dai. Chúng đang dang rộng cánh tay đón làn gió lộng. Đám lá xanh mỏng manh cũng không chịu đứng yên mà vùng vẫy theo cành. Những chiếc lá non mơn mởn, thon dài như chiếc thuyền nan bé tý hon bơi giữa bầu trời.

 Hoa tre xuất hiện rất hiếm hoi và chỉ nở khi vòng đời gần kết thúc. Hoa của nó nhỏ nhắn với màu nâu đất thân quen. Cây tre nhỏ bé nhưng không hề yếu ớt hay vô dụng đâu nhé. Ngược lại rất hữu ích và kiên cường, mạnh mẽ lắm đấy.

Tre kiên cường cùng nhân dân chống lại quân thù

Ông bà ta xưa đến nay vẫn thường hay vót thân tre làm đũa, đan rổ, rá, nôi, chõng,…

 Một vài vùng quê vẫn thường dựng tre làm nêu vào ngày lễ tết. Người dân quan niệm rằng: cây càng cao, lộc càng nhiều, gia đình làm ăn phát đạt. Đặc biệt hơn, từ những thời kỳ kháng chiến tre đã anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm. Nó còn là đồng chí, đồng đội luôn sát cánh cùng quân và dân ta làm nên những chiến thắng vang dội.

Tre là vũ khí vô cùng lợi hại mà người Việt ta luôn tin tưởng, giao phó trọng trách đặc biệt. Trận trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dùng cây tre vót nhọn đâm thủng tàu của quân Nam Hán. Trong các năm tháng chống Pháp và chống Mỹ cũng không thể thiếu. Tre giúp các anh bộ đội làm gậy, làm chông chiến đấu tiêu diệt quân thù. Các rặng tre bao bọc tạo nên bức tường thành kiên cố che chở cho ngôi làng.

Có thể bạn quan tâm:  Các biện pháp tu từ thường xuất hiện trong kỳ thi THPT QG

Cây tre mãi mãi ở trong lòng người Việt – Đó là biểu tượng văn hóa, lịch sử bất khuất

Từ xưa, tre đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xuyên suốt mọi thời kỳ. Ngày nay, khi chiến tranh dù đã lùi xa nhưng tre vẫn âm thầm theo sát bên cạnh đời sống người dân. Cây tre vẫn vươn cao vút đón gió, che nắng cho lũ trẻ chơi đùa. Các cụ già cũng ngồi đánh cờ, chấm nháp chén trà xanh thơm ngát dưới bóng mát của lũy tre làng. Các anh chị thanh niên vác cây cuốc, cái cày làm từ thân tre thi nhau ra đồng cày cấy. Xa xa có tiếng sao diều vi vu trong gió. Ôi! Khung cảnh yên bình làm sao!

 Dù thời gian trôi đi nhưng cây tre luôn mạnh mẽ, hiên ngang giữa trời. Tre luôn là bạn đồng hành, gắn bó với người dân chúng ta. Trân trọng, yêu quý làm sao cây tre Việt Nam!

Qua những lưu ý nhỏ và dàn bài chi tiết thuyết minh về cây tre sẽ giúp các bạn học sinh có tài liệu và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Tải tài liệu miễn phí tại đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn