Bài cúng cô hồn hàng tháng

Cúng cô hồn là gì? Tại sao phải cúng cô hồn

Từ xưa kia, các cụ đã nói rằng, con người chúng ta sinh ra luôn có phần hồn và phần xác. Như vậy, sau khi thân xác mất đi thì linh hồn chúng ta vẫn còn ở lại. Có những linh hồn đủ 49 ngày ở nhân gian thì sẽ được siêu thoát, nhưng cũng có những linh hồn không thể siêu thoát, vất vưởng trên thế gian. Chúng là những hồn ma, quỷ lang thang cô độc không có nơi trú ngụ, không được người sống chôn cất hay thờ cúng tử tế, luôn đói khát và sầu não.

Mỗi khi nơi làm ăn buôn bán của người kinh doanh liên tục ế ẩm hay xảy ra hết chuyện này đến chuyện khác,…người ta đều cho rằng do cô hồn đến đòi ăn, quậy phá. Vì thế, phong tục cúng cô hồn ra đời, họ tin rằng những cô hồn vất vưởng sau khi được ăn no và cầu siêu sẽ không còn quậy phá nơi buôn bán của họ nữa, thậm chí còn thuận lợi cho việc làm ăn, gia đình hòa hợp, có nhiều sức khỏe.

Cúng cô hồn cũng là một hình thức bố thí cho những vong hồn đáng thương còn lưu lạc trên thế gian này, đây là một việc làm tích đức khiến cuộc sống của chính bạn trên thế gian được an lành.

Tuy nhiên, việc cúng bái cần phải chú trọng cẩn thận, bởi lẽ nếu như không cúng đúng bài bản, có nhiều thiếu sót, khiến cho các vong linh càng thêm nổi giận, không những không được phúc mà còn bị phá. Nếu đã xác định cúng thì phải làm đúng và đều đặn. Nếu như không thể, hãy làm phước bằng cách khác để thay đổi được vận khí mà không cần cúng cô hồn.

Cúng cô hồn vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Dân gian quan niệm rằng vào những lúc chiều tà đến đêm tối, khi ấy những vong hồn mới xuất hiện rõ rệt. Khi ánh sáng ban ngày quá mạnh sẽ khiến cho cô hồn sợ hãi, không thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình. Thời gian để cúng tốt nhất là vào khoảng 16h – 19h vì khi đó ánh sáng đã dịu bớt.

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập luyện tập Tiếng Anh 10 mới theo từng unit

Hầu như ai cũng biết rằng cúng cô hồn mỗi tháng là vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch, nhưng rất ít người biết tại sao nên cúng vào các ngày như thế. Cái này bắt nguồn từ thói quen ăn chay, đi chùa, dâng hương hoa vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, khi đó sẽ tích được phúc đức và những vong linh cô hồn được thụ hưởng phần nào phước báu của chúng ta. Vậy nên vào những ngày tiếp theo là mùng 2 và ngày 16, những vong linh nhờ phần ân đức này mà tính linh mạnh mẽ nhất trong cả tháng, chúng ta đem đồ cúng bái thì họ mới có sức thụ hưởng hay tranh giành.

Riêng tháng 7 âm, còn gọi là tháng “Âm ti mở cửa”, thì khoảng từ mùng 1 đến rằm phải làm một lễ cúng to. Khi ấy rất nhiều vong linh, quỷ quái dưới âm phủ được phép lên nhân gian để thăm gia đình, để kiếm ăn, một lễ hay bài cúng nhỏ là không thể đủ.

Cúng cô hồn cần sắm những lễ gì?

  • Một đĩa muối, gạo
  • 12 chén cháo trắng nhỏ
  • 3 bát nước
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc
  • Bỏng gói, khoai lang luộc, ngô luộc
  • 3 nén nhang
  • 7 cốc nến nhỏ
  • Bánh kẹo (ít nhiều tuỳ tâm)

Nên lưu ý rằng lễ vật phải đặt trước cửa hoặc sạp đang kinh doanh buôn bán.

Bài cúng cô hồn đầy đủ:

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay là ngày….tháng…năm…(lịch âm)

Tín chủ chúng con tên là:…… Hiện ngụ tại:………………………………………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thanh tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, cúi xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, òng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tấn, nguyện cầu thế giới hoà bình, nhân sanh lạc phước.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (3 lần)

Tịnh pháp giới chân ngôn (toàn cõi tĩnh tâm):

Án lam xoa ha (7 lần)

Biến thực chân ngôn (biến thức ăn cho nhiều):

Nam mô tát phạ đát tha, nga đa hạ lô chỉ đế, án tam bạt ra, tam bạt ra hồng (7 lần)

Cam lồ thuỷ chân ngôn (Biến nước uống cho nhiều):

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát thiệt tha. Án, tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (7 lần)

Phổ cúng dường chân ngôn (Chú cúng dường)

Án nga nga nẵng, tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (7 lần)

Chú vãng sinh:

Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đá dạ, đát địa dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đan bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di rị, già dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)

Nam mô A Di Đà Phật (10 lần trở lên)

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần)

Chúng sinh, hương linh, cô hồn được Quy y Phật không đoạ Địa Ngục

Có thể bạn quan tâm:  Bài văn cúng lễ tạ lễ hóa vàng năm mới

Chúng sinh, hương linh, cô hồn được Quy y Pháp không đoạ Ngạ Quỷ

Chúng sinh, hương linh, cô hồn được Quy y Tăng không đoạ Bàng Sinh

Tam Quy

Tự Quy y Phật đương nguyện chúng sinh thấu hiểu đạo lớn phát tâm vô thượng

Tự Quy y Pháp đương nguyện chúng sinh thấu rõ kinh tạng trí huệ như biển

Tự Quy y tăng đương nguyện chúng sinh hoà hợp đại chúng hết thảy không ngại

Lạy chư thánh hiền, nguyện đem công đức ngày hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.

Những điều cần tránh khi cúng cô hồn hàng tháng

  • Nên đặt mâm cúng ngoài trời hoặc hành lang, tuyệt đối không đặt trong nhà, vì cô hồn không thể bước vào trong những nhà có gắn bùa ngoài cửa. Nguy hiểm hơn với những nhà không gắn bùa có thể dẫn cô hồn vào trong nhà quấy phá, ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Cúng xong phải rải gạo muối trước rồi mới đem áo giấy, nhang, vàng tiền đi hoá.
  • Cúng cô hồn từ 4h chiều trở đi.
  • Không được ăn vụng đồ cúng, giữ động vật tránh xa mâm cúng.
  • Nhang phải cắm 3, 5 hoặc 7 nén không được để số chẵn hoặc khác số trên.

Ăn đồ cúng có được không?

Những lễ vật đem cúng cô hồn đa số đều ăn được, một số thông tin các đồ cúng cô hồn không ăn được là không chính xác, sẽ gây phí phạm những lễ vật. Chỉ có nước, cháo, gạo, muối là phải đổ đi để các cô hồn có thể thụ hưởng lộc cúng.

Có thể bạn quan tâm:  Sóng dừng, phản xạ sóng dừng, điều kiện để có sóng dừng

Cúng xong có xảy ra chuyện được không?

Nếu như làm đúng cách thì khoá lễ sẽ diễn ra suôn sẻ, công việc làm ăn thuận lợi. Nhưng vì vô tình mà xảy ra một vài sơ suất nào đó, gia đình không nên lo lắng, khẩn cầu tạ lỗi sẽ không việc gì.

Để yên tâm hơn, gia đình có thể làm một mâm cơm (khuyến khích cơm chay), hương hoa, bánh kẹo, thắp đèn nến và ít vàng mã lên bàn thờ tổ tiên thành tâm khấn vái:

10 phương Chư Phật,Chư vị Bồ Tát, quan thần linh thổ địa và gia tiên tiền tổ cứu giúp những chúng sinh, thập loại cô hồn còn lưu lạc trên thế gian, vô tình lai vãng trong nhà không siêu thoát được, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của gia chủ chúng con, kính xin Người phù hộ độ trì, dẫn dắt cho vong linh siêu thoát.

Sau đó đem vàng mã đi hoá, hạ lộc cho gia đình thụ hưởng.

Cúng cô hồn không chỉ giúp cho những vong linh còn lưu lạc được chỉ đường dẫn lối, được ăn no bụng và cảm thấy hoan hỉ, mà còn giúp cho bản thân và gia đình tạo được thêm nhiều phước báu, tích đức sau này.

Không Có Câu Trả Lời

  1. Pingback: Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương đúng chuẩn và đầy đủ nhất
    25 Tháng Mười Hai, 2020

Để lại Lời nhắn