Cảm nghĩ bài thơ “Cảnh khuya” gây gão cộng đồng

“Cảnh khuya” là một trong những bài thơ cách mạng nổi tiếng của Bác Hồ kính yêu. Bài thơ sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, vào những ngày cả nước sục sôi kháng chiến chống Pháp. Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” là tâm sự của người chiến sĩ yêu thiên nhiên, yêu cách mạng.

Bài mẫu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” 

Hai câu thơ đầu vẽ nên khung cảnh Việt Bắc lãng mạn, đầy thơ mộng và yên bình.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Thiên nhiên như cũng đang say ngủ trong ánh trăng dịu dàng. Cảnh vật vừa có sắc, vừa có tình, đan xen và lồng vào nhau đầy âu yếm. Tiếng suối trong trẻo róc rách như tiếng tự tình từ nơi xa vẳng lại. Nguyễn Trãi từng ca ngợi tiếng suối: “Côn Lôn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.” Những bậc vĩ nhân mang tâm hồn thanh cao luôn thấy được vẻ đẹp ẩn trong thiên nhiên bình dị.

Hai câu thơ tiếp theo thể hiện tâm tư chất chứa của một nhà lãnh đạo, một người chiến sĩ:

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Tham khảo thêm bài viết cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya ấn tượng nhất. 

Nỗi lòng sâu sắc của nhà thơ

Giữa cảnh thiên nhiên yên bình, tươi đẹp nhưng tấm lòng người chiến sĩ vẫn nặng trĩu. Càng yêu vẻ đẹp của thiên nhiên bao nhiêu, càng đau đáu nghĩ cách bảo vệ, gìn giữ non sông bấy nhiêu. Nỗi lo ấy cấp thiết, cào xé, day dứt cháy ruột gan đến không ngủ được. Tấm lòng của Bác là thế, chan hòa với thiên nhiên và nặng tình với đồng bào cả nước. Như nhà thơ Tố Hữu từng thốt lên: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.

Có thể bạn quan tâm:  "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" - Giải thích câu tục ngữ cực hay

Cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” là bài ca đẹp về tình yêu quê hương của bậc lãnh tụ. Dù trong gian nguy, khó khăn vẫn luôn tận hưởng vẻ đẹp của non sông gấm vóc.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn