Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền – Lí thuyết và bài tập minh họa

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là bài học nằm trong chương trình Công nghệ lớp 11. Việc nằm lòng kiến thức cơ bản và tham khảo bài tập sẽ giúp em học tốt nội dung này. Theo dõi phần kiến thức dưới đây để có quá trình học thật tốt nhé!

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền – kiến thức cần nắm

Có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: 

  • Nhóm pit-tông
  • Nhóm thanh truyền
  • Nhóm trục khuỷu.

Khi động cơ làm việc, pit-tông phối hợp với xi lanh chuyển động tịnh tiến đều đặn. Còn thanh truyền sẽ giữ vai trò truyền lực cho pit-tông và bộ phận trục khuỷu.

Tham khảo thêm kiến thức: Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước, công nghệ lớp 11

Bài tập minh họa cụ thể 

  1. Tại sao không làm pit-tông vừa khít với xi-lanh để không phải sử dụng xec-măng?
  • Cần độ dãn nở của kim loại
  • Không có bạc xec-măng, khi máy nóng thì pit-tông sẽ giãn nở và làm bó máy
  • Cần phải có những lỗ nhỏ cho nhớt đi qua
  1. Nêu nhiệm vụ của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu
  • Pit-tông giữ nhiệm vụ chủ chốt nhận và truyền lực. Đồng thời, tạo ra không gian làm việc tốt nhất cho máy móc. 
  • Thanh truyền: Liên kết, truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu
  • Trục khuỷu: Là bộ phận nhận lực từ thanh truyền, dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ
Có thể bạn quan tâm:  Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật - Công nghệ 11

Trên đây chính là những kiến thức trọng tâm vềtrục khuỷu thanh truyền mà học sinh cần nắm. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quá trình học tập của em. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả như mong muốn.

 

 

Để lại Lời nhắn