Hình chiếu phối cảnh là gì?

Những khái niệm cần ghi nhớ

Trong môn Công nghệ học sinh sẽ được học quy ước vẽ ren, thiết kế mạch điện, chiếu vuông góc … và rất nhiều ứng dụng hữu ích khác. Và trong môn Công nghệ 11, học sinh được học về hình chiếu phối cảnh. Dưới đây là một số khái niệm cần ghi nhớ!

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. Thông qua hình chiếu phối cảnh, người quan sát có thể hình dung được sự vật khi quan sát thực tế. Nguyên tắc vẽ bối cảnh là dựa trên luật xa gần.

Học sinh sẽ gặp ứng dụng hình chiếu này trong các môn học mỹ thuật, kiến trúc và xây dựng. Nhìn chung, chủ đề này có ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Do đó, nếu yêu thích các bạn cũng có thể định hướng công việc rất tốt!

Hình chiếu phối cảnh
Hình chiếu phối cảnh

Các loại hình chiếu phối cảnh

Có 2 loại hình chiếu: hình chiếu 1 điểm tụ và hình chiếu 2 điểm tụ. Mỗi hình chiếu sẽ có một phương pháp và ứng dụng riêng. Các bạn cùng tìm hiểu hai phương pháp này nhé!

Với hình chiếu 1 điểm tụ, mặt tranh sẽ được đặt song song với một mặt của vật thể. Phương pháp này thường được sử dụng trong thiết kế nội thất nhằm đánh giá được vị trí của đồ đạc khi nhìn từ một điểm.

Có thể bạn quan tâm:  Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

Với hình chiếu 2 điểm tụ, mặt tranh sẽ không song song với bất kì mặt nào của vật thể. Người vẽ sẽ nhìn vật thể từ 2 vị trí. Mà từ 2 vị trí đó có thể nhìn được toàn bộ vật thể. Phương pháp này thường được ứng dụng trong thiết kế phối cảnh công trình.

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Để lại Lời nhắn