Đại từ trong Tiếng Việt – Khái niệm, phân loại và ví dụ cụ thể

Trong ngôn ngữ Tiếng Việt, có vô vàn các loại từ với cách sử dụng khác nhau. Vậy, đại từ trong Tiếng Việt là gì? Nó có vai trò như thế nào trong câu? Hãy tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé! Mọi kiến thức được cung cấp dưới đây có giá trị làm tài liệu tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đại từ.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Định nghĩa

Đại từ là gì? Đại từ chính là các từ thường dùng để xưng hô. Hoặc thay thế cho các danh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ. Với mục đích duy nhất là tránh lặp từ trong câu.

Phân loại và vai trò của đại từ

Để làm rõ hơn về đại từ, chúng ta sẽ tìm hiểu về: vai trò và phân loại của đại từ trong câu.

Tham khảo thêm bài viết: Các loại từ trong Tiếng Việt – Tổng hợp kiến thức đầy đủ phổ biến nhất

Phân loại

Trong Tiếng Việt, đại từ thường được phân loại như sau:

  • Đại từ xưng hô
Có thể bạn quan tâm:  Tập làm văn: Luyện tập làm báo cáo thống kê

Trong đại từ xưng hô, được chia làm 3 ngôi:

+ Đại từ chỉ ngôi thứ nhất: tôi, tớ, chúng tôi, chúng ta, tao…

+ Đại từ chỉ ngôi thứ hai: cậu, các cậu, mày…

+ Đại từ chỉ ngôi thứ ba: hắn, họ, chúng nó, bọn nó…

Ngoài ra, đại từ xưng hô còn dùng để:

+ Chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, cô, chú, bác, con, cháu, anh, chị, em…

+ Chỉ chức vụ, nghề nghiệp: bác sĩ, luật sư, chủ tịch, thầy giáo…

Ví dụ:

– Bác của em dạy môn Văn.

– Cháu chào cô ạ!

  • Đại từ để hỏi

Đây là đại từ được sử dụng với mục đích nghi vấn. Thường dùng để hỏi về người, nơi chốn, thời gian, số lượng…

+ Ví dụ: Là ai, cái gì, bao nhiêu…

  • Đại từ chỉ định (đại từ để trỏ)

+ Đây là các đại từ để trỏ thời điểm được xác định, nơi chốn. Tại thời điểm đó, người nói làm gốc và đến giới hạn của vị trí đó. Ví dụ: đây, đó, nãy…

Hoặc để chỉ hạn định thời gian gần mà sự việc đó vừa xảy ra. Ví dụ: lúc nãy, hồi nãy, nãy…

+ Chỉ thời gian của quá khứ hoặc xảy ra trước thời điểm nói.

Ví dụ: Hôm nọ, dạo nọ…

Ngoài ra, có thể chỉ vị trí chưa được xác định như: chỗ kia, chỗ nọ, nơi kia…

Vai trò của đại từ

Trong Tiếng Việt, khi sử dụng đại từ, nó có thể vừa làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ cho danh từ, động từ, tính từ trong câu.

Có thể bạn quan tâm:  Soạn bài: Trước cổng trời

Ngoài ra, đại từ có thể trở thành làm phần chính trong câu. Nó không có nhiệm vụ định danh. Thường thường, các đại từ khi sử dụng trong câu hay có chức năng để trỏ hoặc làm mục đích thay thế cho danh từ, tính từ, động từ.

Ví dụ

Dưới đây là một số ví dụ về đại từ trong câu để bạn có thể hiểu rõ hơn:

  1. Mẹ mua cho em một cấy bút mực. Nó rất đẹp.
  2. Cái váy này đẹp, cái kia cũng thế.
  3. Tôi mua sách giáo khoa Toán lớp 5, nó cũng vậy.
  4. Ơ? Thế chúng nó không tới à?

“Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.”

                       (Ca dao)

“Còn ai ai tỉnh ai mê

Những ai thiên cổ đi về nơi đâu?”

                                  (Tản Đà)

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến đại từ. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đại từ trong Tiếng Việt.

Chúc bạn năm mới học giỏi nhé! ^^

Để lại Lời nhắn