Thuyết minh áo dài – Dàn ý và văn mẫu đặc sắc

Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc mà ta bao đời tự hào. Những tà áo dài của bà, của mẹ đã bao lần khắc sâu vào tâm trí ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh gặp trở ngại khi thuyết minh về chiếc áo dài. Điều đó bắt nguồn từ việc không chủ động tìm hiểu của em. Hãy theo dõi dàn ý thuyết minh áo dài cụ thể dưới đây. Từ đó rút ra cách làm phù hợp và đúng đắn nhất.

Kĩ năng đạt điểm cao

  • Hiểu rõ mục đích cuối cùng của văn thuyết minh
  • Tìm hiểu đối tượng một cách kĩ càng
  • Giọng văn rõ ràng, rành mạch. Hạn chế đem những cảm xúc cá nhân vào bài
  • Tham khảo bài văn hay để có cách triển khai hợp lí.

Dàn ý thuyết minh áo dài

  1. Mở bài:
  • Giới thiệu đối tượng
  • Ấn tượng chung của bản thân em
  1. Thân bài:
  • Nguồn gốc, xuất xứ
  • Giới thiệu từng bộ phận, hình dáng cụ thể, hoa văn, màu sắc
  • Các loại áo dài (truyền thống, cách tân…)
  • Cách sử dụng và bảo quản áo dài
  • Vai trò, ý nghĩa của trang phục truyền thống này đối với mỗi con người Việt Nam

=> Tham khảo bài viết thuyết minh về kính đeo mắt.

  1. Kết bài:

Khẳng định lại tầm quan trọng của áo dài. Đó là văn hóa nét đẹp đặc trưng của dân tộc.

Sự trân trọng đối với tà áo dài là cầu nối giúp bài văn trở nên đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, học sinh nên dành thời gian để tích lũy kiến thức cho bản thân. Từ đó, mọi sự lúng túng khi làm văn thuyết minh sẽ không làm khó em nữa.

Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo một số bài văn mẫu thuyết minh chiếc áo dài dưới đây. 

Văn mẫu 1: Thuyết minh áo dài Việt Nam

Từ xa xưa tới nay, mỗi khi nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam người ta sẽ nhớ ngay đến tà áo dài. Kín đáo nhưng không hề kém phần duyên dáng và gợi cảm. Chiếc áo dài truyền thống đã trở thành hình ảnh bất diệt trong lòng người dân Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:  Vợ chồng A Phủ liên hệ Chí Phèo đặc sắc - Văn mẫu 12

Chiếc áo dài có xuất thân từ thời nhà Nguyễn, với tên gọi đầu tiên là áo “Le Mur”. Có bốn phần chính trong một chiếc áo dài. Bao gồm: phần cổ áo, phần thân áp, phần tay áo và phần tà áo. Trước tiên, thân áo được tính từ cổ tới eo. Eo áo dài được may rất tinh tế, thường ôm sát lấy cơ thể để làm tôn lên vóc dáng của người phụ nữ khi mặc. Ở đúng phần eo được xẻ thành hai tà kéo dài xuống gần mắt cá chân, hai tà áo mỏng và thướt tha.

Cổ áo dài truyền thống được thiết kế theo dạng cổ cao. Độ dài thường từ khoảng 4cm đến 5cm. Ngày nay, dù có khá nhiều sự cách tân các kiểu cổ áo khác nhau. Ví dụ như: cổ trái tim, cổ chữ u, cổ rộng… song dạng cổ đứng vẫn luôn được ưa chuộng nhất. Phần tay áo được tính từ vai đến cổ tay. Thông thường, phần tay áo sẽ ôm sát phía trên, độ rộng hẹp của cửa ống tay tùy theo cơ thể của người mặc.

Áo dài thường được thiết kế bằng vải lụa mỏng, mềm mại thướt tha nhưng vẫn đủ kín đáo. Áo dài truyền thống thường được mặc kèm với quần lụa dài. Quần lụa dài có ống rộng, khi mặc luôn tạo cảm giác thoải mái. Hai màu quần phổ biến nhất từ xưa đến nay là màu trắng và màu đen.

Ngoài ra, quần và áo dài cũng có thể đồng màu để tăng tính thẩm mỹ. Ngày nay cùng với sự phát triển của thời trang, áo dài cũng có rất nhiều sự cách điệu khác nhau. Điển hình như sự thay đổi về độ dài của tà áo. Các họa tiết trên áo, cách cắt may cổ tay, phần cổ áo dài… Tuy nhiên dẫu cách điệu ra sao, áo dài nhìn chung vẫn mang được những nét đặc trưng như ban đầu.

Ngày nay, áo dài thường được dùng rất trong rất nhiều dịp khác nhau: các lễ hội truyền thống, cưới xin, ăn hỏi… Ngoài ra, tại một số trường học, ngân hàng cũng sử dụng áo dài như một trang phục thanh lịch tại nơi làm việc. Hình ảnh tà áo dài thướt tha trong nắng sớm, tà áo dài thướt tha đến trường luôn là hình ảnh đẹp nhất. Sự mềm mại của áo dài làm tôn thêm nét duyên dáng của người con gái Việt.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật Tnú - người anh hùng Tây Nguyên

Áo dài được may từ chất liệu vải khá mỏng, chính vì vậy chúng ta cần bảo quản thật cẩn thận. Chỉ nên giặt áo dài bằng tay, không nên cho vào máy, có thể khiến áo bị nhăn và hư hỏng. Không nên để áo ở nơi có ánh nắng trực tiếp, đồng thời cũng cần tránh khu vực ẩm thấp. Khi bảo quản áo, cần treo áo để móc lên thật cẩn thận.

Cùng với nón lá, tà áo dài là hình ảnh đẹp đẽ mang quốc hồn quốc túy, gói trọn tinh thần và bản sắc Việt. Dẫu năm tháng qua đi, áo dài vẫn luôn là biểu tượng đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam.

Văn mẫu 2: Thuyết minh áo dài truyền thống Việt Nam

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống riêng biệt. Nếu Hàn Quốc có Hanbok, Nhật Bản nổi tiếng với Kimono, đất nước Việt Nam được bạn bè biết đến với chiếc áo dài trắng đầy duyên dáng. Chiếc áo dài đã song hành cùng người Việt qua bao thăng trầm lịch sử. Nó trở thành biểu tượng bất diệt trong lòng bao thế hệ.

Trải qua bao thế kỷ, cho đến nay vẫn chưa ai khẳng định rõ nguồn gốc của chiếc áo dài. Tuy nhiên theo sử sách, tiền thân của áo dài chính là áo giao lãnh. Áo giao lãnh được chế tác dưới thời nhà Nguyễn, cụ thể là Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo giao lãnh có hình dáng ban đầu khá giống áo tứ thân.

Qua nhiều sự cải tiến, để tăng thêm sự kín đáo và duyên dáng, người ta đã thiết kế thành chiếc áo dài hiện đại sau này.

Áo dài hiện đại được thiết kế khá kín đáo, áo có thể che hết phần thân. Phần eo ôm sát lấy cơ thể làm nổi bật đường cong thon thả của người phụ nữ. Từ eo xẻ xuống hai tà trước và sau, tăng thêm sự thướt tha khi mặc.

Cổ áo truyền thống là loại cổ áo đứng, thường có độ cao từ 4-5cm. Từ cổ qua vai và xuống tới eo là một hàng cúc bấm được thiết kế khéo léo. Chất liệu phổ biến nhất thường được dùng để may áo dài là chất liệu tơ tằm hoặc lụa mỏng mềm mại.

Có thể bạn quan tâm:  Cách viết bài văn so sánh Tây Tiến và Việt Bắc – Văn mẫu lớp 12

 Áo thường được thiết kế với màu sắc hài hòa, dạng vải trơn hoặc họa tiết đơn giản, sự đơn giản hóa này góp phần tăng thêm sự duyên dáng cho người phụ nữ. Các nữ sinh thường mặc áo trắng, trong khi đó áo dài được sử dụng trong các dịp lễ Tết thường có màu sặc sỡ hơn. Khi mặc áo dài, người phụ nữ thường lựa chọn cho mình những đôi guốc hoặc giày cao gót nhẹ nhàng.

Trang phục truyền thống này không đòi hỏi cầu kỳ, đủ duyên dáng mà vẫn đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái khi măc.

Chiếc áo dài truyền thống đã trở thành trang phục không thể thiếu của người Việt Nam. Mỗi dịp lễ Tết, khắp đường phố lại thấp thoáng những tà áo dài tung bay trong gió.

Hay mỗi mùa tựu trường đến, những thiếu nữ lại khoác trên mình màu áo trắng đến lớp. Nụ cười rạng rỡ trên những gương mặt xinh đẹp cùng với tà áo dài dưới ánh nắng… Tất cả đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng, tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt.

Theo dòng thời gian, áo dài đã từng xuất hiện trong rất nhiều câu văn, câu thơ, trong những tác phẩm nghệ thuật để đời. Hình ảnh người con gái Việt trong tà áo trắng luôn là hình ảnh đẹp đẽ nhất, rạng rỡ nhất. Như những câu thơ mà Nguyên Sa đã từng viết:

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ anh viết vẫn nguyên màu lụa trắng!”

Như một biểu tượng vĩnh cửu theo thời gian, áo dài vẫn chưa bao giờ mất đi giá trị và vẻ đẹp ban đầu. Là thế hệ sống trong thời đại mới. Mỗi chúng ta đều cần phải gìn giữ nét đẹp của áo dài, góp phần duy trì bản sắc dân tộc Việt.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn