Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học

6 cách đổi mới tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học

Bài viết được sưu tầm từ nguồn internet. Được chúng tôi biên tập lại xin gửi đến quý độc giả về: 6 cách thảo luận phổ biến mang lại hiệu quả trong giờ học

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

thảo luận nhóm

Ảnh lớp chữ đẹp (Nguồn: internet)

Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học phổ biến

Qua quan sát, hiện có một số cách tiến hành quen thuộc. Được học ở trường đào tạo, đó là:

Cách 1

1 hay nhiều nhóm cùng tìm hiểu 1 nội dung. Hết giờ, đại diện từng nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung thông tin. Giáo viên chuẩn kiến thức. Nêu những ý chính cần nắm được trong bài học.

Cách 2

Mỗi nhóm chuẩn bị 1 nội dung trong thời gian giáo viên đưa ra. Hết thời gian đó. Học sinh lên ghi bảng để hoàn thành thông tin bảng. Hoặc lần lượt các nhóm trình bày, nhận xét. Giáo viên tổng kết, nêu những ý chính cần nắm được.

Có thể bạn quan tâm:  Một số mẫu ghi nhận xét học bạ theo thông tư 22 và thông tư 27 mới nhất

Cách 3

Các nhóm cùng tìm hiểu 1 nội dung. 1 nhóm trình bày chính, các nhóm khác cùng góp ý. Nhận xét và đóng góp thêm cho nhóm trình bày. Giáo viên nhận xét cuối. nên nội dung mục tiêu của bài học. 

Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ học hướng đổi mới

Mình thấy cả 3 cách đều bộc lộ nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này. Mình thường có cách làm khác đi như sau:

Thứ nhất

Sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép: Chia lớp thành 6 hoặc tối đa làm 9 nhóm. 2 đến 3 nhóm cùng tìm hiểu 1 nội dung trong thời gian nhất định. Hết thời gian thảo luận, Giáo viên đánh số như một trò chơi. Học sinh có cùng một số sẽ phân chia thành các nhóm mới. Các em sẽ chia sẻ thông tin, kết quả thu nhận được. Hết thời gian thảo luận nhóm mới. Giáo viên nêu những nội dung chính cần nắm. Để tổ chức hoạt động đánh giá kết quả chung về kiến thức. Đây được hiểu là trò chơi hoặc hệ thống bài học.

Thứ 2

[sociallocker id=1058] Cả lớp tìm hiểu 1 nội dung. Nhưng nội dung đó phải có nhiều ý kiến. Ví dụ như tích cực và tiêu cực của đô thị hóa; Thuận lợi khó khăn trong phát triển ngành kinh tế… Hết thời gian, giáo viên cho học sinh kể theo vòng tròn các nhóm. Mỗi em học sinh phải nêu 1 thông tin. Giáo viên ghi thông tin lên bảng. Học sinh không nêu trùng nhau. Trình bày cho đến khi hết ý thì thôi. [/sociallocker]

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án Stem Đại số lớp 9 cả năm

Thứ 3

Các nhóm có thể cùng tìm hiểu 1 nội dung gồm nhiều câu hỏi nhỏ. Học sinh ghi thông tin qua tìm kiếm SGK hoặc Internet và ghi ra giấy ghi chú. Hết giờ, Học sinh xung phong trình bày. Tự ghi bổ sung thông tin vào giấy nhớ. Hoàn chỉnh sẽ dán luôn vào vở. Phương pháp này giúp học sinh không phải ghi bài lại.

Thứ 4

Thảo luận nhóm nhỏ hơn, cặp chẳng hạn. Học sinh sẽ mạnh dạn chia sẻ ý kiến qua hình ảnh, biểu đồ… không phải ghi phiếu học tập. Thường thì chỉ hết thời gian 1 phút. Hết thời gian thảo luận. Tiến hành gọi cả cặp lên bảng trình bày. 2 học sinh hỗ trợ nhau.

Thứ 5

Lựa chọn vấn đề tranh luận. Thường thì mình chia nhóm nam/nữ cho vui. Chẳng hạn nhóm nam tìm hiểu tích cực. Nhóm nữ tìm hiểu tiêu cực. Hết giờ hai đội liệt kê. Nhóm nào nêu được nhiều hơn sẽ chiến thắng. Lớp rất sôi nổi và học sinh tích cực lên rất nhiều.

Thứ 6

[sociallocker id=1058]Lựa chọn vấn đề học sinh đã biết để làm sáng tỏ nội dung SGK. Cách này mình hay dùng cho Địa lí lớp 10. Nhất là bài 27, 31, 35 với sơ đồ là các nhân tố ảnh hưởng. Mình cho vấn đề của Việt Nam luôn vì học sinh đã học lớp 9 rồi. Không yêu cầu học sinh trình bày từng nhân tố trong SGK nữa. Ví dụ “Giải thích tại sao Đồng bằng sông cửu long là vựa lúa lớn nhất nước?”; “Giải thích tại sao TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước?”.[/sociallocker]

Ảnh thi chữ đẹp (Nguồn: internet)

Bài viết chia sẻ . Không tránh khỏi những ý kiến mang tính cá nhân. Mong rằng nhận được sự đóng góp góp ý của thầy cô. Giúp quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong giờ học hiệu quả.

Để lại Lời nhắn