BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG CHỨC DANH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG II, HẠNG III

Bài thu hoạch nâng hạng giáo viên Tiểu học hạng II

NỘI DUNG

1. Bối cảnh xã hội hiện nay và những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

1.1.  Bối cảnh xã hội hiện nay

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay, internet và văn hóa mạng là nhu cầu không thể thiếu của con người. Khái niệm văn hóa mạng dù có nhiều cách hiểu khác nhau và nội hàm khá rộng, song về cơ bản đều cho rằng văn hóa mạng là những biểu hiện của con người tham gia vào cộng đồng mạng internet và văn hóa được thể hiện trên mạng internet. Mục đích ban đầu của mạng xã hội là kết nối, giao lưu và chia sẻ. Do phát triển quá nhanh, mạng xã hội đã bộc lộ những mặt trái nguy hại mà cả pháp luật lẫn văn hóa cộng đồng chưa kịp thích ứng. Vì vậy, để thúc đẩy và quản lý văn hóa mạng đạt hiệu quả, trước hết phải thấy rõ được tính khách quan và sự phát triển tất yếu của loại hình văn hóa này trong bối cảnh phát triển hiện nay. 

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

 Sự phát triển văn hóa mạng ở Việt Nam trong thời gian qua đã để lại nhiều dấu ấn tích cực, song cũng đang tiềm tàng nhiều yếu tố đáng báo động. 

Có thể bạn quan tâm:  Bản mềm: Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2 cả năm
1.2. Những yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

🡺 Cơ sở pháp lý

Dựa vào văn kiện chính trị cũa Đảng, Quốc hội và chính phủ; cụ thể là: nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 thabg1 11 năm 2014, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 của chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW và quyết định số 404/QĐ-TT ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

🡺 Cơ sở thực tiễn

 Chương trình hiện hành vẫn nặng về truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt về yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Giáo dục tích hợp và phân hóa chưa thực hiện đúng và đầy đủ. hình thức tổ chức giáo dục chủ yeu1 là dạy học trên lớp, chưa coi trọng tổ chức hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Trong thiết kế chương trình, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu của hai giai đoạn; chưa bảo đảm tốt tính liên thông trong từng môn học và giữa các môn học.

1.3. Những yếu tố cơ bản rong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

– Đổi mới mục tiêu giáo dục

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh viêc giúp học sinh vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời. Mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý “hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực”.

Đổi mới chương trình giáo dục, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực

Chương trình hiện hành về cơ bản vẫn là chương trình tiếp cận nội dung mặc dù chương trình cũng đã cải tiến, đưa ra hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt của mỗi môn học. Chương trình giáo dục mới được xây dựng theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở các yêu cầu cần đạt, giáo dục thiết kế nội dung và hình thức sao cho đạt mục tiêu năng lực đề ra. Chính vì vậy nội dung chương trình phải mang tính tích hợp bên cạnh phân hóa sâu để tạo ra năng lực của học sinh theo cách riêng của mình. Cách tiếp cận bnay2 đòi hỏi học sinh nắm vững không những kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án sách Chân trời sáng tạo lớp 1 đầy đủ các môn

Đổi mới hoạt động giáo dục theo tiếp cận trải nghiệm sáng tạo là một đổi mới căn bản quan trọng

Giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có tính mở, vừa kế thừa tất cả các hoạt động giáo dục phù hợp, có hiệu quả của chương trình hiện hành, vừa bổ sung đổi mới nhiều hoạt động khác nhằm đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của chương trình giáo dục mới.

– Đổi mới đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên hiện nay cơ bản đáp ứng đủ số lượng. Gần 100% đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, có tinh thần trách nhiệm và phẩm chất tốt. Tuy nhiên cần tập huấn để đáp ứng yêu cầu của đổi mới: tập huấn về mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức dạy học, kiểm tra – đánh giá quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong chương trình từng môn học.

Nâng cao năng lực về vận dụng các phương pháp dạy học, giáo dục, kiểm tra đánh giá theo định hướng tích hợp phân hóa, phát triển năng lực học sinh. Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng tham vấn học đường tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm:  Các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Tải bản đầy đủ tại đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Bài thu hoạch nâng hạng giáo viên Tiểu học hạng III

Qua một thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trường ………….., tôi đã được tìm hiểu 10 chuyên đề cơ bản, trong đó tập trung kiến thức chủ yếu về chính trị, về quản lí nhà nước và các kĩ năng chung gồm 4 chuyên đề; kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm 6 chuyên đề: 

  • Chuyên đề 1: LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
  • Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
  • Chuyên đề 3: QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
  • Chuyên đề 4: GIÁO VIÊN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
  • Chuyên đề 5: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
  • Chuyên đề 6: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG III.
  • Chuyên đề 7: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
  • Chuyên đề 8: THANH TRA, KIỂM TRA VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
  • Chuyên đề 9: SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC.
  • Chuyên đề 10: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tải bản đầy đủ tại đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Ngọc Lan

 

Để lại Lời nhắn