Kiến thức cần nhớ về đông máu
Trong chương trình Sinh học lớp 8, học sinh được học kiến thức về đông máu và nguyên tắc truyền máu. Đây là một trong những bài tập vô cùng hữu ích bởi ứng dụng thực tế của nó. Dưới đây là những điều cần ghi nhớ về đông máu.
Với những người trong thể trạng bình thường, khi có vết thương khiến máu chảy ra ngoài thì máu sẽ theo cơ chế sau. Đầu tiên, máu sẽ chảy nhiều sau đó ít dần. Sau đó, máu sẽ đông lại và bít lại vết thương. Cuối cùng là ngừng chảy máu.
Cơ chế chủ yếu của đông máu là do tiểu cầu và enzym. Trong đó, khi tiểu cầu va chạm vào thành mạch giúp bít lại vết thương. Còn enzym sau khi được giải phóng sẽ tạo thành cục máu đông. Việc tạo máu đông là cơ chế hiệu quả để ngưng chảy máu, thuận tiện cho quá trình chữa lành vết thương.
Những điều cần biết về các nguyên tắc truyền máu
Các nguyên tắc truyền máu thường được áp dụng trong những trường hợp bị thương gây mất máu quá nhiều, phẫu thuật, thay máu. Nếu không áp dụng những nguyên tắc này có thể dẫn đến đông máu trong chính mạch máu thậm chí là vỡ mạch. Và hệ quả là bệnh nhân bị tử vong nhanh chóng.
Những nguyên tắc cần ghi nhớ như sau:
- Không truyền máu có kháng nguyên A và B cho người nhóm máu O
- Máu có chứa những yếu tố gây bệnh như viêm gan, HIV, … không được phép truyền máu vì sẽ gây truyền bệnh. Do đó, trước khi truyền máu luôn phải xét nghiệm nhóm máu và đánh giá các tác nhân gây bệnh trong máu
- Cần học thuộc sơ đồ truyền máu để tránh nhầm lẫn
Bên cạnh tài liệu về sinh học, chúng tôi còn rất nhiều tài liệu các môn học khác. Ví dụ, Toán lớp 8, Văn 8, Tiếng Anh, Hóa,… Các bạn có thể tham khảo để hỗ trợ cho quá trình học tập.
Giải Sách bài tập Sinh Học 8 Bài 15
Sưu tầm: Trần Thị Nhung