Hình chóp đều và hình chóp cụt đều – Bài tập vận dụng

Hình chóp đều và hình chóp cụt đều là kiến thức hình học các bạn được học trong chương trình Toán lớp 8. Đây là một trong những hình học không gian các bạn được tiếp cận đầu tiên. Vậy hình chóp đều, hình chóp cụt đều là gì?

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Kiến thức cần nhớ về hình chóp, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.

Hình chóp

  • Hình chóp là một hình học không gian có mặt đấy là đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Hình chóp có mặt đáy là tam giác gọi là hình chóp tam giác. Và hình chóp có mặt đáy là tứ giác gọi là hình chóp tứ giác.
  • Đường cao của hình chóp là đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy.

Hình chóp đều

  • Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là đa giác đều và các mặt bên là các tam giác đều có chung đỉnh.
  • Đường cao của hình chóp đều (hay còn gọi là trung đoạn của hình chóp) sẽ cắt mặt phẳng đáy tại một điểm là tâm của mặt phẳng đấy và là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
Có thể bạn quan tâm:  Phân Tích Đa Thức Thành Nhân Tử Ôn Thi HSG Đại Số 8

Hình chóp cụt đều:

  • Hình chóp cụt đều là hình chóp đều bị cắt phần đỉnh của hình chóp bằng một mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. Phần nằm giữa mặt phẳng cắt là mặt phẳng đáy của hình chóp là hình chóp cụt đều.
  • Đường cao của hình chóp cụt đều sẽ vuông góc với cả hai mặt phẳng trên và đáy.
  • Các mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân.

Dạng toán điển hình về hình chóp

Bài tập điển hình về hình chóp trong Toán lớp 8dạng toán tính thể tích hình chóp. Các bạn cần học thuộc công thức tính thể tích và vận dụng vào nhiều bài tập. Hãy tham khảo tài liệu bên dưới để có nhiều bài tập vận dụng.

Sưu tầm: Thu Hoài

Để lại Lời nhắn