Tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân là thành quả của chuyến đi Tây Bắc. Tại đây, ông khao khát tìm kiếm chất vàng thử lửa. Đó là chất vàng của thiên nhiên núi rừng. Của con người lao động chiến đấu mỗi ngày trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng. Hình tượng người lái đò sông Đà là minh chứng rõ nét cho thứ vàng thử lửa ấy.
Hình tượng người lái đò sông đà – sự mạnh mẽ, từng trải
Người lái đò là một anh hùng sông nước thật sự. Cuộc chiến giữa ông với thạch trận sông Đà hết sức gay go và dữ dội. Nó đã không còn đơn thuần là cuộc vượt thác, mà đã trở thành cuộc chiến sinh tử. Trong cuộc chiến này, người lái đò hẳn là người mạnh mẽ, bản lĩnh. Và ắt hẳn, ông yêu và hiểu công việc của mình. Điều đó thể hiện qua mỗi hành động của ông “khi thì kẹp chặt lấy cuống lái, khi thì chủ động sải bơi chèo lên, khi cưỡi thác vượt ghềnh, khi chặt đôi con sóng”.
Trước thiên nhiên hung bạo, ông luôn giữ được bình tĩnh. Và bằng ý chí mạnh mẽ, sự gan dạ bền bỉ, người lái đò giành chiến thắng.
Đọc thêm bài viết phân tích nhân vật vợ chồng A phủ.
Vẻ trí dũng, tài hoa
Được mệnh danh là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Thế nên hình tượng người lái đò không chỉ là người lao động bình thường. Ông còn là người nghệ sĩ trong chính công việc của mình. Ông đam mê công việc. luôn tìm cách sáng tạo, đột phá để tạo cảm giác mới mẻ cho công việc của mình. Người lái đò không ưa bằng phẳng, ông thích chọn những khúc sông ghềnh thác. Ông coi chuyện chiến thắng “con thủy quái” là việc thường tình.
Nguyễn Tuân đã xấy dựng thành công hình tượng người lái đò ở cả hai khía canh. Là người lao động miệt mài, dũng cảm. Và là người nghệ sĩ tô vẻ cho nghề nghiệp của mình nhiều gam màu độc đáo.
Hoài Thương ST