Giới thiệu về Phân bón hóa học
Phân bón hóa học các bạn học sinh đã được làm quen và gặp trong đề thi học kỳ hóa 9 với những khái niệm cơ bản nhất. Để mở rộng nâng cao một cách chuyên sâu hơn về Phân bón hóa học, các bạn sẽ tiếp tục học tại lớp 11.
Ngoài các kiến thức cơ bản thực tiễn, các bạn sẽ được làm quen nhiều hơn với các công thức hóa học của nhiều loại phân bón. Các phương trình và cách tính toán lượng chất để tạo ra phân bón
Dạng bài tập phân bón hóa học rất thường xuyên xuất hiện trong hệ thống câu hỏi vận dụng của đề thi THTP QG môn Hóa hàng năm. Cần tận dụng được phần câu hỏi ăn điểm này.
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức trọng điểm cần nắm vững tại chương này. Ngoài ra, tài liệu đính kèm bên dưới là bài tập bổ trợ cho nội dung này. Mời các bạn tham khảo.
Phân loại các loại phân bón
Điều quan trọng nhất, chúng ta cần phân loại được các loại phân bón hóa học:
- Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion chứa nito. Có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Nhờ đó, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
- Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng bởi nó thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Loại phân này có tác dụng làm cành lá khỏe, hạt chắc, quả và củ to.
- Phân kali cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn. Cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
- Phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tố N, P, K được gọi là phân NPK. Là sản phẩm khi trộn lẫn các loại phân đơn theo những tỉ lệ N : P : K khác nhau. Tùy theo loại đất và cây trồng.
- Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra bằng tương tác hóa học.
- Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố vi lượng như kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu)… ở dạng hợp chất.
Trắc nghiệm Phân bón hóa học có đáp án
Sưu tầm: Lê Anh