Phân tích Bài ca ngất ngưởng là đề bài thường xuất hiện trong các kỳ thi. Nó là một bài thơ tiêu biểu cho thể loại hát nói. Đồng thời tác phẩm tô đậm được tài hoa và tiếng nói cá nhân của Nguyễn Công Trứ trong suốt con đường sự nghiệp mà ông đã kinh qua.
Bố cục cần nắm của tác phẩm
Theo đuổi con đường công danh, Nguyễn Công Trứ có lúc thăng, lúc trầm. Nhưng trong sự nghiệp, hay cuộc sống riêng tư, ông luôn để lại dấu ấn đặc biệt. Điều đó thể hiện rõ qua bài thơ.
Bố cục bài thơ chia làm ba phần:
– 6 câu thơ đầu là lời tự thuật về quá trình thăng giáng của nhà thơ ở quan trường. Khẳng định tài năng, bản lĩnh, sự kiên trì theo đuổi lí tưởng của đấng nam nhi xuất chúng.
– 10 câu tiếp theo khắc họa quan niệm sống sau khi ông về hưu. Đó là một phong cách sống phóng khoáng, tự do, in đậm cá tính của một tài tử.
– 3 câu cuối là một tuyên ngôn khẳng định cá tính. Đó là sự vượt thoát ra khuôn phép thông thường, “ngất ngưởng” khi ông có cả thực danh, thực tài.
=> Tham khảo bài viết phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc.
Phân tích Bài ca ngất ngưởng đúng trọng tâm
Để hoàn thành tốt đề bài này quan trọng nhất là làm rõ được ý nghĩa của từ ngất ngưởng. Chữ ngất ngưỡng này bao hàm tất cả trí tuệ, tài năng, cốt cách, triết lý, và cá tính của “Ông Hi Văn”. Theo nghĩa đen, ngất ngưởng là trạng thái lắc lư, nghiêng ngả, không vững vàng. Ở nghĩa bóng, nó thể hiện sự không gò bó trong khuôn phép. Hay còn được xem là thái độ sống vượt lên trên tục thế. Chữ ngất ngưởng trong bài còn gắn với hoàn cảnh, và môi trường khác nhau. Mục đích cho thấy sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ dù ở hoàn cảnh nào.
Tóm lại, phân tích bài thơ là phân tích được phong cách sống ngất ngưởng của nhà thơ. Đó là một phong cách sống mang đậm dấu ấn cá nhân, vượt ra ngoài mọi ràng buộc thời đại.
Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Hoài Thương ST