Phân tích Tràng Giang – Dàn ý rõ ràng chi tiết nhất!

Để các em có thể làm tốt đề văn “Phân tích Tràng Giang” của nhà thơ Huy Cận. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày dàn ý chi tiết nhất để các em tham khảo nhé!

Dàn bài chi tiết phân tích Tràng Giang

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nhan đề: Gợi cảm giác con sông dài mênh mông, tạo mạch cảm xúc của bài thơ.
  • Lời tựa: Tóm tắt được tất cả tình và cảnh trong bài thơ.

Thân Bài:      

Khổ 1: Gợi nỗi buồn về sự xa cách, thiếu giao cảm giữa cá thể với nhau. Nhất là sự bơ vơ, nỗi buồn da diết về một kiếp người vô định.

  • Hình ảnh quan sát dòng sông rất chân thực và giàu sức gợi tả.

+ Sóng gợn nhé lan tỏa tạo cảm giác buồn miên man.

+ Con thuyền buông mái chèo, thả trôi lênh đênh.

+ Hình ảnh thuyền nước song song như không hứa hẹn sự hội ngộ, gặp gỡ.

+ Hình ảnh “ Củi một cành khô lạc mấy dòng” thân phận nhỏ bé giữa dòng đời.

  • Sử dụng nghệ thuật đối xứng: Buồn điệp điệp- nước song song, sầu trăm ngã – lạc mấy dòng, từ láy: điệp điệp song song, sự tương phản giữa cá thể với vũ trụ.

Hai khổ tiếp theo

Khổ 2:

  • 2 câu đầu: Nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh về chiều.

+ Khi con người đứng trước không gian ấy, con người thật nhỏ bé, cô đơn. Luôn khao khát được nghe thấy âm thanh cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu – nêu cảm nhận hay nhất

+ Hình ảnh chợ chiều đã vãn, không gian càng tở nên vắng lặng.

  • 2 câu cuối: Không gian mở rộng nhiều chiều (cao, sâu, dài, rộng). Trong không gian rộng lớn chỉ có cảnh vắng cô liêu làm cho cho người chỉ thấy được sự nhỏ bé và lạc loài.
  • Sử dụng từ ngữ đắt giá, chọn lọc, giàu giá trị gợi hình biểu cảm: liu điu, lơ thơ, chót vót…

Khổ 3:

  • Hiện hữu trước mắt chỉ là sự lênh đênh vô định, tĩnh lặng và cô liêu (bèo dạt về đâu, bờ xanh tiếp bãi vàng)
  • Cảm thức cô đơn, trống vắng về sự lạc loài trước khung cảnh bao la của đất trời. Nhà thơ mong muốn được đón nhận tiếng nói của con người. Sự giao lưu gần gũi của những con người với nhau.

Đọc thêm bài viết cảm nhận bài thơ Đây thôn vĩ dạ.

Khổ 4:

  • Mang màu sắc đường thi rõ nét: hình ảnh ước lệ, cách dùng thi liệu thơ đường.

+ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc: miêu tả thiên nhiên lấp lánh, mang nét độc đáo.

+ 2 câu thơ cuối mang hơi hướng thơ Thôi Hiệu.

  • Ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng hình thức mang tính hiện đại: Cái tôi cô đơn, rợn ngợp trước cuộc đời.

+ Hình ảnh: Chim nghiêng cánh nhỏ tạo cảm giác chơi vơi.

+ Nỗi nhớ nhà, nỗi khao khát tìm đến chỗ có thể làm tâm hồn bớt cô đơn trống vắng.

Kết bài: Nêu nghệ thuật và tóm tắt nội dung cả bài thơ.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Với dàn ý chi tiết phân tích Tràng Giang, sẽ giúp các em làm bài hiệu quả và đạt được điểm cao. Chúc các em thành công!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn