Phân tích bài thơ Đồng chí cảm động nhiều cảm xúc

Cuộc đời mỗi con nguời, ai cũng có tình đồng chí, đồng đội sắt son, gắn bó. Và trong cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, tình đồng chí lại thấm đượm hơn bao giờ hết. Để giúp bạn đọc cảm nhận sâu sắc về tình cảm thiết tha, mặn nồng ấy. Chúng tôi sẽ phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu, mời các bạn tham khảo nhé!

Phân tích bài thơ Đồng chí

Bài thơ sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp hết sức cam go, khó khăn. Với ngòi bút tài hoa, tác giả đã khắc họa tình đồng chí thiêng liêng, đầy tính nhân văn.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá”

Vâng, dù xuất thân ở miền quê khác nhau, nhưng điểm chung đều là những miền quê gian khó, lam lũ. Và phải chăng, chính nguồn gốc xuất thân đã khiến tình đồng chí thêm gắn bó? Nhưng đâu chỉ có vậy, đó còn là sự đồng cam cộng khổ, chung mục đích, lý tưởng chiến đấu. Tình đồng đội vì thế đẹp hơn, sáng hơn, là sức mạnh vượt qua tất cả.

Tham khảo thêm bài viết Phân tích 12 câu đầu trao duyên hay. 

Bằng hình ảnh tả thực, rất thực, tác giả đã tái hiện khó khăn của buổi đầu kháng chiến. Đó là thiếu vũ khí, lương thực, thuốc men, quân trang, cơn sốt rét rừng hành hạ…Giữa khắc nghiệt ấy, các anh động viên nhau bằng cái nắm tay, bằng nụ cười lạc quan. Thật hiếm khí thấy nụ cười nào nồng hậu, mến thương đến vậy!

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích "Sang thu" – văn mẫu lớp 9 ngắn gọn nhất!

Bài thơ khép lại với hình ảnh hết sức thi vị và lãng mạn “đầu súng trăng treo”. Như một lời khẳng định, dù khó khăn thế nào nhất định ngày mai sẽ tươi sáng.

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, một lần nữa để hiểu hơn về nghĩa tình đồng đội. Để mến yêu hơn tâm hồn, cốt cách người lính cụ Hồ.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn