Bài hát đình đám “Để Mị nói cho mà nghe” được lấy cảm hứng từ một nhân vật văn học nổi tiếng. Đó chính là Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Đây là một nhân vật có diễn biến nội tâm khá phức tạp. Sau đây là phân tích nhân vật Mị để các bạn hiểu thêm về tâm lý của nhân vật này.
Văn mẫu phân tích nhân vật Mị
Mị là cô gái trẻ đẹp, nhưng số phận nghiệt ngã phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý. Lúc đầu, Mị xin cha làm nương để trả nợ cho thống lý, nhưng rồi cô bị lừa bắt đi. Cô từng có ý định ăn lá ngón tự tử nhưng bất thành. Điều đó thể hiện sự phản kháng và khát khao vươn lên, thoát khỏi cuộc sống bất công của Mị. Từ đó, Mị coi mình như đã chết, chỉ như cái xác không hồn trong nhà thống lý. Mị luôn “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, chấp nhận làm trâu ngựa cho nhà chồng. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
Nhưng rồi mùa xuân về. Mùa xuân và tiếng sáo, tiếng kèn làm sống dậy những mơ ước Mị tưởng đã quên từ lâu. Sức sống lại âm ỉ trong con người Mị. “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Mị muốn thoát khỏi cuộc sống bế tắc này, muốn được sống và được yêu. Nhưng chính cái lúc lòng ham sống trong cô trỗi dậy mãnh liệt thì lại bị người chồng dập tắt. A Sử trói Mị lai, nhưng trói được thể xác chứ làm sao trói buộc được tâm hồn người con gái. Khát khao sống mãnh liệt thôi thúc Mị cắt dây trói cho A Phủ để tìm tự do.
Tham khảo thêm bài viết Vợ chồng A phủ và một xã hội thối nát.
“Con giun xéo mãi cũng quằn”
Đó là hành động vô cùng táo bạo nhưng là kết quả của cả quá trình diễn biến tâm lý. Mị giải thoát cho A Phủ cũng chính là giải thoát cho chính mình. Khi con người bị đối xử áp bức, bất công, nô lệ, họ chắc chắn sẽ vùng lên.
Phân tích nhân vật Mị chủ yếu đi sâu vào tâm lý. Bởi các hành động chính của nhân vật này không nhiều, chỉ tập trung cao trào ở cuối đoạn trích. Mị là hình tượng điển hình của người nô lệ không cam chịu mà luôn mơ ước về tương lai. Cả đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài.
Hoài Thương ST