Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn anh hùng nghĩa hiệp

Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Anh thuộc tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm khảng khái giám đứng lên chống cái ác. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn sẽ cho chúng ta thấy cách xây dựng nhân vật mới lạ của tác giả.

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thành công với thể loại truyền kỳ, kỳ ảo được lưu truyền trong nhân gian. Trong đó có “Truyền kỳ mạn lục” ra đời trong nửa đầu thế kỷ XVI. Đây là một thiên cổ tùy bút với tác phẩm tiêu biểu “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên”.  Trong truyện nói đến và ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật anh hùng Ngô Tử Văn.

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn – Con người nghĩa khí!

Ngô Tử Văn tên thật là Soạn, người huyện Yên Dũng, tỉnh Lạng Sơn. Là một người khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Anh còn rất nổi tiếng và được khen là người cương trực. Minh chứng rõ ràng cho lời giới thiệu mang tính ngợi khen là hành động đốt đền của chàng. Bởi trong làng có một ngôi đền của tên tướng giặc chết trận làm yêu quái trong dân gian. Nơi linh thiêng bị uế tạp và tên yêu quái làm hại đến người dân. Tử Văn đã rất tức giận và đã làm một việc khiến mọi người vừa sợ vừa nể. 

Có thể bạn quan tâm:  Ý nghĩa nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" phân tích đặc biệt nhất

Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa không hề phạm vào tín ngưỡng. Bởi ngôi đền là nơi trú ngụ của tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Anh còn là người nghiêm túc, kính cẩn vì trước khi đốt đền anh tắm gội, khấn trời. Cho thấy anh là một người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình. Thể hiện sự kính trọng thần linh. Mặc dù theo quan niệm dân gian, đốt đền là một chuyện động trời, là động đến bề trên. Nhưng hành động của Tử Văn xuất phát từ tính cách “Ghét sự gian tà”. Chàng trai không vì sự tức giận cá nhân mà là cho cả dân làng khi bị yêu quái quấy nhiễu. Cho nên việc đó rất được dân làng ủng hộ và ca ngợi. 

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn – con người chính nghĩa 

Nhưng cũng từ hành động đó lại mở ra một trận chiến khác cho người anh hùng. Sau khi đốt Ngô Tử Văn đã đối đầu với hồn ma tên tướng giặc. Nhưng vì là một người dũng cảm, trọng nghĩa khí nên sẵn sàng chống lại tên tướng giặc. Chàng còn bị tên tướng giặc dùng tà phép làm đầu lảo đảo, sốt nóng sốt rét. Nhân vật còn phải chịu những lời vu cáo và thái độ giận dữ của Diêm Vương dưới Minh ti. Dẫu vậy người đàn ông gan dạ này vẫn bình tĩnh, không chịu nhún nhường khi tranh đấu. Cuối cùng thì cũng được xử thắng kiện. Thậm chí anh chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa. Từ đó Tử Văn được nhận chức phán sự Đền Tản Viên được sự ủng hộ và tin tưởng của dân làng. 

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích Chí khí anh hùng hay và đặc sắc nhất từ trước đến nay

Đọc thêm bài viết phân tích nhân vật Tràng – chàng trai vàng trong làng tuyển vợ.

Hình tượng người anh hùng trượng nghĩa chiến thắng cả cõi âm

Ngoài ra tính cách kiên định của Ngô Tử Văn còn được thể hiện khi bị đưa xuống địa phủ. Đó là một tình thế ngày càng nguy hiểm. Vì chính hồn ma tên tướng giặc giải chàng xuống để quyết dành phần thắng với chàng. Hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng và vu oan trước mặt Diêm Vương. Cảnh địa ngục rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh và bị phán xét là là kẻ “tội sâu ác nặng”. Tuy bị kết tội oan nhưng chàng vẫn không hề rung sợ không hề nhụt chí, vẫn kêu oan. Trước mặt Diêm Vương chàng quyết vạch mặt tên tướng giặc bằng lời lẽ cứng cỏi. Chàng đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi với giọng điệu đanh thép vững vàng. Tử Văn quyết bảo vệ lẽ phải mà không màng đến tính mạng của chính mình. Dù ở trần gian hay địa phủ thì chàng vẫn một lòng khảng khái, bộc trực, ý chí sắt đá.

Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội đen tối, cái ác lộng hành 

Từ đầu đến cuối, Tử Văn đều được xây dựng với hình tượng một đại trượng phu. Đó không chỉ là “đầu đội trời, chân đạp đất”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải, từng bước đánh lùi phản công của kẻ thù. Kết quả là đã đánh bại được tên tướng giặc gian manh, xảo trá bảo toàn được tính mạng. Một chiến thắng vẻ vang đã làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần. Và trên hết chàng giải trừ tai họa và mang về sự bình yên cho dân làng. Ngô Tử Văn còn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên sau một tháng trở về. Tất cả đều chứng minh rằng công lý luôn đứng về những người chính trực, tài trí. 

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước - Có phải hồng nhan là bạc phận?

Ngô Tử Văn là đại diện cho tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ. Qua nhân vật, tác giả muốn phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lý, trắng đen, thật giả. Nhưng đã có những con người dũng cảm, cương trực dám đứng lên chống lại cái ác. Nhà văn đã xuất sắc xây dựng hình ảnh của Ngô Tử Văn để nói lên điều đó. Một cốt truyện hay và có tính xác thực làm câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ngoài ra yếu tố kì ảo giúp câu chuyện thêm phần ly kỳ, hấp dẫn. 

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn