Phân tích bài thơ “Nhàn” hay đứt từng khúc ruột

Nói đến những áng thi văn của các bậc ẩn sĩ, chắc chắn không thể bỏ qua bài thơ “Nhàn”. Đi sâu phân tích bài thơ “Nhàn”, các bạn sẽ hiểu được một quan niệm sống thanh cao, thoát tục.

Mẫu phân tích bài thơ “Nhàn”

Bài thơ “Nhàn” gồm có 8 câu thơ, theo đúng kết cấu đề – thực – luận – kết. Đây là mô típ quen thuộc của những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Hai câu đề tạo cảm giác ung dung thư thái, thể hiện đúng tinh thần vui vẻ của ẩn sĩ: “Một mai, một cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng luôn cảm thấy nhàn nhã, bình an và bằng lòng.

Hai câu thực dùng phương pháp đối và cách xưng hô “ta” – “người” tạo ra ranh giới về quan điểm sống. “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn lao xao”. Sự đối chọi của “khôn”, “dại”, “vắng vẻ”, “lao xao” thể hiện rất rõ. Điều đó chứng tỏ cách sống, cách nghĩ của tác giả rất khác mọi người. Không màng đến danh lợi, không thích sự ồn ào, phô trương là cách sống đặc biệt của cao nhân.

Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Vội Vàng

Hai câu luận nói đến những thú vui đơn giản, thanh nhàn trong cuộc sống. “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Thể hiện cuộc sống gần gũi, thuận theo thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm bầu bạn.

Có thể bạn quan tâm:  Bài thơ “Cảnh ngày hè” dàn ý làm văn cực hấp dẫn

Khi phân tích bài “Nhàn”, hai câu kết thể hiện rõ nhất lối sống xem nhẹ tiền tài. “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Tài sản, vinh hoa chỉ là những điều phù phiếm, rồi sẽ thành hư vô, “chiêm bao”. Chỉ có cuộc sống thực sự thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên mới là lẽ sống đúng đắn.

Bài thơ “Nhàn” là một bài thất ngôn bát cú rất mẫu mực trong văn học trung đại. Không chỉ thể hiện tình yêu thiên nhiên và quan điểm sống khác biệt với thời đại. Tác phẩm còn là tiếng lòng yêu nước thiết tha giữa những sóng gió của lịch sử đương thời.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn