Phân tích Trao duyên – “Chuyện nàng Kiều lỡ bước”

Trao duyên là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Để phân tích Trao duyên hay, diễn đạt trôi chảy, mời các em tham khảo đoạn văn ngắn bám sát nội dung bài sau.

Phân tích Trao duyên

Trao duyên là đoạn trích thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều. Tái hiện cuộc trò chuyện của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Gia đình gặp nạn, thân là chị cả, nàng đành bán mình chuộc cha. Bởi vậy đành lỡ làng đoạn duyên tình với chàng Kim Trọng. Khi nhờ em trả nghĩa thay cho tình lang, lòng Kiều chứa đựng bao nỗi đau đớn và dằn vặt.

Câu chuyện mở đầu bằng lời nhờ cậy:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Nguyễn Du đầu tiên đã đặt Kiều vào vị trí phía dưới, ngược với cách xưng hô “chị-em”. “Cậy” gợi lên tình thế bế tắc, không còn cách nào, thật khó khăn để nhờ vả. Dù là chị, lúc này đây Thúy Kiều chỉ đành “thưa” và “lạy”, với mục đích duy nhất là giữ tròn lời hứa với chàng Kim.

Đọc ngay bài viết dàn ý chi tiết phân tích Trao duyên.

Tư thái đầu tiên của Thúy Kiều đã mở ra một cõi lòng đau đớn, chua xót. Dự báo cho một tương lai ảm đạm, không lối thoát. Kiều tha thiết van cầu em, đặt lên vai em một trách nhiệm, một tình cảm. Tình cảm đó vốn dĩ của nàng, do nàng vun vén thế mà nay đã gãy gánh giữa đường.

Có thể bạn quan tâm:  Tóm tắt văn bản Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung

Vân lúc này trở thành chỗ bấu víu, niềm hi vọng cuối cùng của Kiều khi sắp rời xa gia đình.

Tham khảo thêm bài viết hay trên website

Rất cảm ơn các em đã đồng hành với bài viết. Mong bài viết sẽ giúp ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em tham khảo thêm trong bài viết tiếp theo nhé!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn