Trạng ngữ và cách sử dụng trong câu hiệu quả

Trạng ngữ là một thành phần quen thuộc trong văn viết cũng như trong văn nói. Vậy thành phần này là gì? Đóng vai trò như thế nào trong câu? Mọi thông tin chi tiết sẽ được giải đáp ở bài viết này. Mời các bạn tham khảo. 

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Khái niệm

Ở trong câu, các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ là thành phần nòng cốt. Không thể thiếu để giúp câu có nghĩa. Còn trạng ngữ là thành phần đóng vai trò bổ ngữ trong câu. Làm nhiệm vụ giúp cho câu đủ ngữ nghĩa hơn.

Mặc dù chỉ là thành phần phụ, không bắt buộc trong câu. Và cũng không ảnh hưởng đến kết cấu của câu. Tuy nhiên, nếu có mặt sẽ giúp truyền đạt ý nghĩa của câu đầy đủ và hiệu quả hơn. Thường thì trạng-ngữ sẽ là các cụm từ chỉ:

  • Thời gian (ngày hôm qua, hôm trước, tuần trước, kỳ trước,…).
  • Nơi chốn (dưới sân trường, ngoài chợ, trong nhà, ở trước cửa nhà hàng,…).
  • Nguyên nhân (bởi vì bị ốm, bởi vì học hành chăm chỉ,…).
  • Mục đích (Vì để đạt được học sinh giỏi kỳ này,….).

Tham khảo thêm bài viết:Từ nhiều nghĩa là gì? 

Vai trò trong câu 

Ở trong câu, trạng-ngữ có thể di chuyển vị trí cực kỳ linh hoạt. Từ đầu câu, giữa câu cho đến cuối câu. Tùy theo từng tình huống cụ thể. Ví dụ như những câu dưới đây:

  • Vì xe đạp bị hư, Lan đi học muộn. 
Có thể bạn quan tâm:  Tập đọc lớp 4: Văn hay chữ tốt

Ở đây, ‘’Vì xe đạp bị hư’’ là một cụm trạng ngữ. Làm nhiệm vụ giải thích nguyên nhân cho mệnh đề chính là ‘’Lan đi học muộn’’

  • Ngọc Anh cố gắng chăm chỉ học tập để đạt được học sinh giỏi kỳ học này. 

Ở đây, ‘’để đạt được học sinh giỏi kỳ học này’’ chính là cụm trạng – ngữ. Làm nhiệm vụ giải thích mục đích của việc ‘’Ngọc Anh cố gắng chăm chỉ học tập’’. 

Như vậy, những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trạng ngữ. Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết! 

Để lại Lời nhắn