Trái ngược với ý nghĩa của một từ nào đó là từ trái nghĩa (Từ trái nghĩa TN). Tuy nhiên các cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa lại có sự tương đồng với nhau về tính chất. Bạn đã thực sự hiểu sâu về loại từ này chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Từ TN là gì?
Từ TN là những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa trái ngược với một từ nào đó. Tuy nhiên, chúng lại có mối tương quan với từ đồng nghĩa. Bởi các cặp từ này thường mang chung một tính chất, hành động và suy nghĩ. Thậm chí, chúng cũng thuộc cùng một loại từ (thường là danh từ hoặc tính từ). Một từ có nhiều nghĩa có thể có nhiều cặp từ đồng nghĩa – trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: các cặp từ TN: trẻ – già, khỏe – yếu, cao – thấp. Cả 3 cặp từ này đều là tính từ, chỉ tính chất của người hoặc vật.
Từ TN thường được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ và thơ văn. Đặc biệt là các câu đối:
– Lên voi xuống chó: cặp từ TN là “lên” và “xuống”.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: cặp từ TN là “đen” (tối) và “sáng”.
– Thất bại là mẹ thành công: cặp từ TN là “thất bại” và “thành công”.
– “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương” (Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch): cặp từ TN là “ngẩng” và “cúi”.
Phân loại từ trái nghĩa
Từ TN được chia làm 3 loại như sau:
– Từ TN có tính chất giống nhau. Đây là loại thường được sử dụng nhiều trong văn nói.
Ví dụ:
+ Quần áo bị ướt quá nên phơi ở chỗ có nắng cho khô. Từ TN là “ướt” và “khô”, đều là tính từ chỉ trạng thái của quần áo.
+ Cái gối này êm, cái gối kia cứng. Từ TN là “êm” và “cứng”, đều là tính từ chỉ tính chất của cái gối.
– Từ trái nghĩa về mặt logic. Loại này thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học. Chúng phản ánh sự đối nghịch trong khái niệm so với logic thông thường.
Ví dụ:
Bước cao bước thấp. Từ TN là “cao” và “thấp”, 2 trạng thái này đều ngược với logic bước chân thông thường.
– Từ đồng âm trái nghĩa thuộc những cặp từ khác nhau. Cần đặt vào bối cảnh cụ thể để kết luận đúng ý nghĩa của chúng.
Ví dụ:
“Lá lành đùm lá rách” và “Người lành, kẻ ác”. Cùng là chữ “lành” nhưng ở câu đầu tiên mang nghĩa là “lành lặn”. Câu thứ hai mang nghĩa là “hiền lành, lương thiện”.
Tham khảo thêm bài viết: Câu ghép là gì? Định nghĩa và các kiểu câu ghép thường gặp
Những trường hợp sử dụng từ TN
Từ TN được sử dụng rất nhiều trong đời sống và cả trong văn học. Dưới đây là 3 trường hợp được sử dụng nhiều nhất:
– Dùng để tạo ra sự đối lập giữa 2 vế của câu hoặc 2 câu đối. Hay sử dụng trong ca dao, tục ngữ để mang ý nghĩa ẩn dụ phê phán sự việc, hành động.
– Tạo thế đối lập. Thường dùng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng… của tác giả trong văn thơ.
– Tạo ấn tượng cho câu văn, câu thơ, giúp chúng dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
Trên đây là định nghĩa về từ trái nghĩa, phân loại và cách sử dụng chúng. Đây là một trong những loại từ cơ bản trong Tiếng Việt và được sử dụng rất phổ biến. Sử dụng chúng đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp lời văn của bạn hay hơn, sáng tạo hơn.