Văn khấn cúng xe hàng tháng và cách chuẩn bị lễ cúng đầy đủ nhất

Xã hội ngày càng hiện đại, phương tiện vận chuyển đặc biệt là ô tô ngày càng phổ biến. Xe không chỉ là phương tiện để đi lại mà còn là công cụ để làm ăn. Còn đối với cánh tài xế, xe cũng giống như ngôi nhà di động. Cho dù là xe gia đình hay xe kinh doanh thì cúng xe vẫn là tục lệ rất phổ biến. Lễ cúng xe thường được thực hiện khi mua xe mới, đầu năm và định kỳ hàng tháng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu cách cúng xe và văn khấn cúng xe hàng tháng.

Ý nghĩa của tục cúng xe

Theo quan niệm của ông bà xưa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế việc cúng xe nhằm thể hiện sự thành tâm đối với các bậc bề trên linh thiêng. Chiếc xe không chỉ là phương tiện di chuyển, làm ăn. Nó còn gắn liền với tính mạng của chủ xe, hành khách hay cả gia đình. Vì vậy tục cúng xe thường mang ý nghĩa cảm tạ ân đức của tổ tiên, thần linh, phật trời phù hộ cho gia chủ có được của ăn của để, xe cộ để làm ăn. Ngoài ra cúng xe còn mang ý nghĩa cầu mong sự che chở của thần linh tổ tiên để những chuyện xui hóa lành, tai qua nạn khỏi trên mỗi chặng đường xe đi qua.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về tác hại của thuốc lá – Những bài văn mẫu cực kỳ hay

Chọn ngày cúng xe hàng tháng

Tùy vào mỗi vùng miền mà ngày cúng xe có chút khác biệt. Đối với miền Trung và miền Nam thì cúng xe được làm vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch. Còn đối với miền Bắc thì lễ cúng được tiến hành vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Nếu cúng cho xe nhà thì cũng chọn vào các ngày trên. Trường hợp xe mới mua về hoặc trước khi bắt đầu một hành trình dài, người ta cũng thường tiến hành cúng xe.

Cách chuẩn bị mâm cúng xe

Để chuẩn bị cho lễ cúng xe, người ta thường chuẩn bị các lễ vật sau đây:

  • Lư hương để cắm nhang
  • 6 nén nhang
  • 2 ngọn nến
  • 5 ly trà
  • 5 ly rượu trắng
  • 1 đĩa gạo muối
  • Bình hoa
  • Đĩa trái cây
  • Một đĩa đồ mặn: gà luộc, heo quay, vịt quay, tô cháo…
  • Vàng mã gồm: tiền vàng, đồ thế nam (nếu tài xế là nam)

Cách thực hiện lễ cúng xe

Trước khi cúng thông thường tài xế thường đưa xe đi rửa sạch sẽ để tẩy sạch bụi đường. Lễ cúng được thực hiện ngoài trời nên bạn có thể đậu xe trước nhà, trong sân hoặc trước gara. Đầu xe hướng ra bên ngoài theo hướng hợp phong thủy. Bạn cũng có thể thực hiện cúng trong nhà nếu trường hợp hạn hẹp không gian bên ngoài.

Bạn cũng cần nổ máy xe, bật hết đèn xe lên và bấm ba hồi còi. Việc làm này mang ý nghĩa báo hiệu để các bậc khuất mặt, thần linh về chứng giám. Mâm cúng thường được bày phía trước đầu xe. Người làm lễ tiến hành thắp nến, thắp hương. Bạn hãy cắm 3 nén hương vào lưu hương và 3 nén vào phía sau xe rồi khấn nguyện.

Có thể bạn quan tâm:  ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4

Sau khi hết 2/3 nến hương thì vái ba lạy sau đó thỉnh muối gạo đi rải xung quanh xe. Lấy trà và rượu cúng rưới xuống đất xung quanh vị trí xe. Sau đó bạn thỉnh tiền vàng đi hóa.

Khi tiến hành cúng xe bạn cần chú ý nơi cúng phải thông thoáng. Vì khi cúng có thắp nến và đốt nhang nên cần chú ý an toàn cháy nổ. Khi đốt tiền vàng cũng cần chọn nơi đốt tránh xa xe và ít gió để tránh tình trạng tàn tro bay vào xe làm bén lửa.

Bài văn khấn cúng xe hàng tháng

Do truyền miệng qua nhiều thế hệ và sự khác biệt trong văn hóa địa phương nên bài văn khấn cúng có nhiều dị bản. Dưới đây là nội dung hai bài văn khấn phổ biến nhất hiện nay.

Bài văn khấn cúng xe hàng tháng mẫu 1:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm ……….. ;

Tại địa chỉ: ………………………………………………………………………….… ;

Con tên là: ……………………..…………………….. ; sinh ngày: …… /…… /…… ;

Nhân dịp đầu năm mới (đầu tháng) … Con có sắm ít lễ vật cúng xe để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh, thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con mang biển số ………………… năm ……….. (tháng ……….. ) được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

 (vái lạy 3 lần)

Bài văn khấn cúng xe hàng tháng mẫu 2:

“Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm …

Tên họ người chủ cúng xe: …

Cung Thỉnh:

Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là…… và chiếc xe mang biển số…….. xuất hành bình an, thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn !!!”

Phong tục cúng xe ngoài việc mang ý nghĩa tạ ơn thần linh và cầu mong bình an, may mắn. Nó còn mang lại cho tài xế cảm giác an tâm khi xuất hành, tạo tâm thế tự tin vững lòng trên đường đi. Tuy nhiên đây là phong tục nên không bắt buộc. Vì vậy bạn có thể cúng hoặc không cúng. Khi tiến hành lễ cúng, bạn có thể đọc theo văn khấn cúng xe hàng tháng như ở trên. Hoặc bạn cũng có thể khấn nguyện tự do theo tâm thành của mình. Trên hết là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tự giác chấp hành luật giao thông của tài xế. Đây chính là yếu tố mang lại sự bình an, hạn chế tai nạn giao thông trên mỗi hành trình.

Để lại Lời nhắn