Tiếng Việt là ngôn ngữ khó bậc nhất trên thế giới. Ngay cả với người Việt, việc học tiếng mẹ đẻ cũng không dễ dàng. Bởi có rất nhiều từ bị nhầm lẫn cách phát âm và sử dụng. Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y sẽ giúp học sinh học tốt hơn bộ môn tiếng Việt!
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Quy tắc chính tả l/n
Âm “l” thường đứng đầu trong các tiếng có chứa âm đệm. Ví dụ điển hình là loan, liêu, loanh,… Còn “n” thì không xuất hiện trong các từ này, ngoại trừ 2 từ Hán Việt noãn, noa.
Ở từ láy, “l” và “n” hoàn toàn không có từ láy âm. Ngoài ra, âm “l” thường có láy vần với phụ âm khác nó (lạch bạch, lan man,…). Nhưng âm “n” chỉ láy âm với nó (não nề, nao núng,…).
Phân biệt ch/tr
Ch/tr cũng là những âm vần khó phân biệt cả về cách đọc và sử dụng. Nhưng nếu tinh ý, bạn có thể thấy từ “ch” dễ tạo từ láy hơn “tr”. Rất ít từ láy được tạo thành bởi âm “tr”, điển hình là: Trọc lóc, trùi trụi,…
Ngoài ra, âm “ch” cũng được sử dụng phổ biến hơn ở các đại từ, danh từ nhân xưng, động từ… Còn âm “tr” thường xuất hiện nhiều ở từ Hán Việt: Trầm, Trùng, Trạch, Trệ, Trịnh,…
Phân biệt x/s
Không có bất cứ quy tắc chính tả nào khi phân biệt “x/s”. Chữ cái “x” có thể ghép với tiếng có âm đệm. Cụ thể như: Xuề xòa, xoành xoạch,… Còn “s” sẽ hiếm gặp hơn và chỉ xuất hiện ở một vài từ như: soạn, sai, sách,…
Phân biệt gi/d
Nếu từ mang dấu nặng hoặc dấu ngã, đa phần đều viết d. Ví dụ như dạ nguyệt, dã man, dĩ hòa,…
Nếu từ mang dấu sắc hoặc hỏi thì đa phần viết gi. Ví dụ như: Giả thiết, giảng dạy, giải thích,…
Nếu từ mang dấu huyền hoặc thanh ngang, đồng thời âm chính là nguyên âm khác âm a thì viết d. Ví dụ như: dân dã, di chuyển, do dự,…
Đọc thêm bài viết: Cách đọc, viết đúng số tự nhiên, chữ số La Mã
Phân biệt c/q/k
3 âm c/q/k có quy tắc dễ nhất để người viết phân biệt chính tả. Bạn chỉ cần ghi nhớ những lưu ý sau để áp dụng:
- Chữ q được viết trước các vần có âm đệm là “u”. Ví dụ như: Quốc, quyết, quỳnh…
- Chữ k được viết trước các vần có nguyên âm e, ê, I, iê, ia. Ví dụ như: Kem, kia, kiên định,…
- Chữ c được viết trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ như: Cái, cân, cuốc, cà, cờ…
Phân biệt i/y
- Khi đứng một mình, bạn cần viết “y”. Ví dụ như: Y tế, y chang, y hệt, ý tứ, ý nghĩa,…
- Khi đứng sau vần có âm đệm u thì viết “y”. Ví dụ như: Quy định, suy luận, tuy nhưng, quý giá,…
- Khi đứng đầu nguyên âm, đứng sau là vần “ê” thì viết “y”. Ví dụ như: Yến oanh, yên bình, yêu thương, yếu ớt,…
- Nếu đứng đầu tiếng mà không có âm đệm viết “i”. Ví dụ như: im lặng, inh ỏi, in ấn,…
- Nếu đứng cuối tiếng ngoại trừ vần “ây, ay, uy” thì tất cả còn lại viết “i”. Ví dụ như: Nhái, nhài, nhai, chui lủi, trụi,…
Tin chắc những quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y sẽ giúp bạn tránh mắc những sai lầm. Mời bạn tham khảo thêm nhiều kiến thức văn học thú vị tại Giaovienvietnam.com!
Khách
Cho mình xin giáo án lớp 4 theo định hướng phát triển phảm chats, năng lục
Khách
Giã giò
Trương Tổng
“L” cũng có nhiều từ láy như : “Lung linh”, “Lập lòe”, “Lai láng”, “Lả lướt”, “Lặng lẽ” và còn nhiều nữa. “S” cũng vậy, như : “Sừng sững”, “Sẵn sàng”._
Khách
Mình thấy nhiều cái không đúng, như “ỉ ôi” là “i” mặc dù đứng 1 mình mà
Nguyên
Sờ chim là sờ sung sướng, xờ bướm là xờ xấu xa
Khách
đều là những từ láy
Khách
Đa phần thấy ko có 1 quy tắc nào rõ ràng.viết đúng theo từ điển từ trước thôi.giải thích cũng như không.
thuỳ anh
đọc rùi mà vẫn hok hiểu ta
Thanh Le
Rất bổ ích khi đọc xong ngộ ra nhiều cái để áp dụng
Thiếu Đan Khê
Cách giải thích quá khiêm cưỡng.
Người lớn đọc còn không thấy thông, bọn trẻ chắc càng bí tịt.
Khách
Cảm giác Quy tắc phần lớn áp dụng theo sự vụ sự việc. Nên là đọc xong chỉ cảm dc 50%
Giang Nguyễn
Đọc rồi mà cứ thấy khó hiểu í
Khách
Lúng liếng, long lanh có đc coi là láy âm
Khách
Lung linh, long lanh có láy âm l mà sao bảo ko nhỉ.
Đặng Cân
Xin hỏi tác giả! Vậy để phân biệt cùng tiếng ma viết lại khác thì làm thế nào? Ví dụ: cái dao, giao lưu.
Khách
Mặc dù nguyên tắc là vậy nhưng vẫn còn 1 số từ ngoại lệ