Mô hình phát triển nghề ở nông thôn miền núi

Là tỉnh trung du miền núi với nguồn tài nguyên phong phú có đầy đủ những điều kiện để bà con nông dân khai thác phát triển nhiều ngành nghề khác nhau tạo thêm thu nhập nâng cao đời sống. Đã có những nghề và làng nghề truyền thống tồn tại lâu đời nay như làng nón Sai Nga huyện Cẩm Khê, làng nón Dền xã Gia Thanh huyện Phù Ninh, làng đan lát Đỗ Xuyên huyện Thanh Ba, làng sản xuất tương Dục Mỹ – Cao Xá (Lâm Thao-Phú Thọ).

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà rừng làm giàu 

Trong những năm gần đây, trong tỉnh đã xuất hiện một số sản phẩm ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao. Nhờ đó đã thu hút và tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động với thu nhập từ 450 ngàn đến 1,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 1,2 đến 3 lần so với lao động thuần nông.

Kết quả này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân đồng thời tạo cơ hội để khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm thủy sản thông qua chế biến. Tuy nhiên sự phát triển ngành nghề nông thôn hiện nay chưa thật sự mạnh mẽ và vững chắc. Các nghề và làng nghề đa số còn ở qui mô nhỏ lẻ và phân tán, trang thiết bị sản xuất còn thô sơ lạc hậu, công nghệ thấp. Người lao động làm nghề hầu hết chưa qua đào tạo, chủ yếu do tự học, tự truyền nghề theo kinh nghiệm vì vậy sản phẩm làm ra chất lượng thấp thiếu sức cạnh tranh. Công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường thông tin quảng bá hàng hóa chưa được quan tâm. Phát triển và nhân cấy nghề chưa nhiều, một số nghề truyền thống bị mai một do không không tìm được chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy việc hỗ trợ cho bà con nông dân phát triển và khôi phục mở rộng những ngành nghề truyền thống, xây dựng và mở rộng những làng nghề mới đang được các cấp các ngành hết sức quan tâm.

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4

Xem thêm: Địa chỉ mua bán con nhím giống 

Năm 2007 Trung tâm khuyến nông đã tổ chức thực hiện 2 mô hình: Phát triển nghề mộc gia dụng ở 2 xã Hương cần huyện Thanh Sơn, xã Hưng Long huyện Yên Lập và mô hình khôi phục phát triển nghề nón lá ở xã Sơn Nga huyện Cẩm Khê.

Sau một thời gian triển khai, mô hình phát triển nghề mộc gia dụng đã thực sự thu được kết quả tốt. Việc chuyển giao hỗ trợ máy công cụ phục vụ gia công chế biến gỗ như: máy cưa tổng hợp, máy bào, máy xoi, máy khoan, van xiết gỗ… đã phát huy được tính năng tác dụng cao, tiện ích, dễ sử dụng và giảm bớt công lao động chân tay, tăng năng suất lao động gấp nhiều lần so với làm thủ công truyền thống. Đồng thời mô hình đã đào tạo trang bị những kiến thức cơ bản về nghề mộc cho 40 nông dân tại địa phương. Hiện nay những nông dân tham gia mô hình này đã có thể tự mình vận hành sử dụng những loại máy trên một cách thành thạo để sản xuất những đồ gỗ gia dụng phục vụ đời sống. Mô hình đã giúp chính quyền địa phương và bà con nông dân thay đổi nhận thức, thấy rõ được hiệu quả kinh tế của nghề mộc đối với địa bàn nông thôn miền núi có nguồn nguyên liệu gỗ vườn và gỗ rừng trồng phong phú đầy tiềm năng chưa được khai thác.

Có thể bạn quan tâm:  Bản mềm: Giáo Án lớp 5 tham khảo

Xem thêm: làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh 

Mô hình khôi phục và phát triển nghề sản xuất nón lá tại xã Sơn Nga huyện Cẩm Khê sau khi được trang bị đầy đủ những loại vật tư cần thiết và tổ chức đào tạo nghề để bà con vừa học vừa thực hành sản xuất thử. Chỉ gần 1 tháng vừa học vừa làm 50 nông dân xã Sơn Nga đã nắm được đầy đủ kỹ năng để làm nên chiếc nón đạt tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật.

Mặc dù mô hình trên mới được thực hiện ở qui mô nhỏ, số lượng nông dân tham gia còn hạn chế nhưng bước đầu đã mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân địa bàn nông thôn miền núi trong công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cải thiện nâng cao đời sống kinh tế văn hoá chính trị xã hội ở địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Theo PTO

Để lại Lời nhắn