Bài tập về từ đồng âm – đồng nghĩa – trái nghĩa

Khái niệm về từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Những dạng bài tập luyện từ và câu lớp 5 trong đó bao gồm những bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Các dạng bài tập về từ này sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức. Để làm được những dạng bài tập này các em cần hiểu được rõ khái niệm của các loại từ.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết, cách đọc giống nhau) nhưng khác hẳn về nghĩa. Muốn hiểu được từ đồng âm đó thì từ đó phải đặt vào lời nói hay câu văn cụ thể. Ngoài ra chúng ta có thể dựa vào từ đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa. Gây thú vị cho người đọc và người nghe.

Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa. Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những hoàn toàn giống nhau về nghĩa. Được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau.

Có thể bạn quan tâm:  Ôn tập luyện từ và câu cuối năm lớp 5

 

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau. Nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau. Không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau. Chúng ta cần cân nhắc lựa chọn từ cho phù hợp.

Khái niệm về từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm.Bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ nhiều nghĩa là những từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ lúc nào cũng có mối liên hệ với nhau.

Khi đã hiểu rõ được khái niệm của các loại từ thì các em sẽ dễ dàng phân biệt được các loại từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Mong rằng những bài tập dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Hải Anh

Để lại Lời nhắn