Để cảm nghĩ bài Rằm tháng giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất. Chúng ta cần đặt những vần thơ vào khung cảnh và hoàn cảnh sáng tác. Sau đây, hãy cùng phân tích và cảm nhận nhé!
Cảm nghĩ bài Rằm tháng Giêng
Bài thơ được Bác sáng tác năm 1947, bằng thể thất ngôn tứ tuyệt. Dù trong hoàn cảnh cuộc chiến đấu đang bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt. Nhưng đứng trước vẻ đẹp của ánh trăng, tâm hồn thi nhân đã ngân lên giai điệu thật đẹp.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Chỉ với 4 câu thơ, nhưng đã lột tả hết không gian, cảnh sắc và hoàn cảnh ngắm trăng của Người. Câu đầu tiên mở ra cái rộng lớn, bao la, trong sáng của ánh trăng đêm rằm. Câu thứ hai với điệp từ “xuân” được lặp 3 lần, gieo vào lòng người cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Không gian ấy hội tụ cả chiều rộng, chiều sâu và chiều cao, khiến bức tranh như rộng ra mãi. Nhưng, dẫu khung cảnh ấy có đẹp bao nhiêu, thì người chiến sĩ vẫn không quên nhiệm vụ trọng đại.
Đọc thêm bài viết cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya.
Nhắc đến đây, ta lại cảm phục trước tấm lòng vì dân, vì nước của Bác Hồ. Câu thơ cuối cùng ánh lên hình ảnh tươi đẹp về đêm trăng. Có chăng, con thuyền cách mạng đang chở ánh trăng, chở cả niềm tin chiến thắng? Câu thơ thể hiện niềm lạc quan và tin tưởng cuộc chiến nhất định thắng lợi.
Khép lại cảm nghĩ bài Rằm tháng Giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một lần nữa, chúng ta thêm cảm phục trước tình yêu thiên nhiên và tâm hồn vĩ đại của Người. Một vị lãnh tụ hết lòng vì nước, thương dân.
Hoài Thương ST