Cấu tạo trong của chim bồ câu – Sinh học 7

Cấu tạo trong của chim bồ câu là kiến thức các bạn các học trong chương Ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học lớp 7. Mục tiêu của bài học yêu cầu các bạn nắm vững các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan của chim bồ câu. Do đó, để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn tập. Chúng tôi có tổng hợp đầy đủ kiến thức lý thuyết cần nhớ. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.

Giới thiệu về chim bô câu.

Chim bồ câu là loài chim sống ở trên cây, bay giỏi. Nó có tập tính làm tổ và là động vật hằng nhiệt. Bồ câu di chuyển chủ yếu bằng chân và cánh bằng các hình thức như là bay, nhảy, đi.

Chim bồ câu là loài sinh sản thụ tinh trong, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. Nó có cấu tạo ngoài gồm các bộ phận: mỏ, tai, lông bao, tuyến phao câu, lông đuôi, đùi, ống chân, bàn chân, ngón chân, lông cánh, cánh.

Cấu tạo trong của chim bồ câu.

Cấu tạo trong của bồ câu gồm có cơ quan dinh dưỡng, thần kinh và giác quan.

Cơ quan dinh dưỡng: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và sinh dục.

  • Tiêu hoá: ống tiêu hoá phân hoá chuyển hoá với chức năng và tốc độ tiêu hoá cao.
  • Tuần hoàn: Tim 4 ngăn với 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn. Có hai vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể giàu oxi.
  • Hô hấp: Phổi gồm một mạng lưới ống khí dày đặc. Bồ câu thực hiện trao đổi khí bằng cách: khi bay do túi khí, khi đậu nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
  • Bài tiết: Thận sau, không có bóng đái.
  • Sinh dục: Thụ tinh trong.
Có thể bạn quan tâm:  Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Sinh học 7

Thần kinh và giác quan: bộ não phát triển (não trước lớn, tiểu não có nhiều nếp nhăn, não giữa có hai thuỳ thị giác) và giác quan (mắt và tai)

Để nắm vững kiến thức hơn. Mời các bạn tham khảo bài  học bên dưới.

Cấu tạo trong của chim bồ câu

Sưu tầm: Thu Hoài

Để lại Lời nhắn